Collagen có thực là “thần dược”?

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Không chỉ được biết đến là cường quốc về công nghệ với sức mạnh của xe hơi và các thiết bị điện tử, Nhật Bản còn có những bí quyết về dinh dưỡng và duy trì cuộc sống lành mạnh, trong đó có một bí quyết rất đặc biệt giải mã vẻ đẹp của làn da Nhật Bản là sử dụng collagen.

Bí quyết này đã lan truyền từ châu Á sang châu Âu, nhiều phụ nữ coi collagen như một loại "thần dược" với hy vọng trẻ hóa làn da. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tranh cãi về lợi ích của các loại sản phẩm này.

Thực phẩm chức năng chứa collagen được bán rất nhiều ở Nhật Bản.

Collagen là một loại

protein chiếm tới 25% tổng lượng protein trong cơ thể người, có chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau. Da mặt chúng ta có thể căng mịn khi còn trẻ và chùng nhão nhiều nếp nhăn khi về già là do sự thay đổi về tính chất của collagen. Khi qua tuổi 25, mỗi năm lượng collagen trong cơ thể con người sẽ giảm đi 1%. Vì thế collagen chính là nhân tố quan trọng duy trì sự trẻ trung.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, khoa học ngày càng tiến bộ và collagen đã được nhiều nhà nghiên cứu và các chuyên gia chăm sóc sắc đẹp chứng minh như một liệu pháp chữa trị tuyệt vời để duy trì nét thanh xuân. Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học, công nghệ và thành công nhất trong công nghệ nghiên cứu, chế biến collagen. Điều này được thể hiện rõ qua ưu thế của các sản phẩm giàu collagen trên thị trường thực phẩm Nhật Bản. Các loại thức ăn và sữa chua gia tăng hàm lượng collagen xếp đầy trên kệ các cửa hàng tại Tokyo. Trên các thực đơn nhà hàng hay tờ ghi chú gắn trong bếp mỗi gia đình đều có đánh dấu các loại trà, đồ uống và món ăn chứa nhiều collagen, có khả năng làm căng da mặt, xóa vết nhăn và chống lão hóa. Trước đây, món "suppon" hay rùa mai mềm được coi là cao lương mỹ vị tại Nhật Bản nhưng chỉ có nam giới thưởng thức. Tuy nhiên, gần đây, phái nữ bắt đầu ưa thích món ăn này. Sosuke Miyagawa, chủ nhà hàng suppon "Hanabishi" cho biết: "Một bữa suppon cung cấp rất nhiều collagen. Tất cả các nữ thực khách tới ăn tại quán đều nói rằng làn da của họ đẹp lên rất nhiều vào buổi sáng hôm sau". Trên thế giới, nhiều chuyên gia thẩm mỹ còn bơm collagen cho khách hàng muốn có đôi môi thêm dày và gợi cảm, và họ sử dụng các loại thức ăn giàu chất gelatin giúp cho quá trình làm đẹp.

Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của các phương pháp bổ sung collagen cũng còn nhiều tranh cãi. Ngay tại đất nước nổi tiếng với những chế phẩm về collagen là Nhật Bản, các chuyên gia cũng tranh cãi sôi nổi. Nhiều bác sĩ lên tiếng, trào lưu collagen chẳng qua được tạo ra do các show quảng cáo giật gân của các hãng mỹ phẩm, đánh vào tâm lý muốn được trẻ đẹp của phụ nữ. Sự lập lờ ở đây là, họ có thể nói suốt ba tiếng về tác dụng của collagen, nhưng làm thế nào để collagen từ thực phẩm chuyển hóa vào cơ thể thì rất ít nói đến. Trên tờ Thời báo Nhật Bản (JapanTimes) nhà khoa học dinh dưỡng Kuniko Takahashio của Đại học Gunma khẳng định, uống collagen cũng không khác gì ăn thịt, cá hoặc các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vì collagen sẽ được tiêu hóa thành các axit amin như các protein khác. Kuniko Takahashio khẳng định rằng quảng cáo kem dưỡng da có tác dụng bổ sung collagen là lừa bịp vì collagen được sản sinh ở trong da, chứ không được hấp thụ qua da.

Thực tế, các hãng mỹ phẩm đã phá vỡ cấu trúc của collagen, chuyển chúng thành dạng dung dịch và vì vậy chúng có thể thấm vào da. Nhưng, mặc dù collagen mới này có thể thấm qua da, cũng chưa có nghiên cứu nào xác nhận rằng có bất kì hiệu quả nào của việc bổ sung hàm lượng collagen trên da. Nằm trên bề mặt, collagen không có tác dụng gì ngoài chức năng là một chất giữ nước (là yếu tố giữ ẩm tự nhiên trên da). Điều này tốt nhưng nó không làm thay đổi hình dạng và tính đàn hồi của da.

Cho dù còn nhiều tranh cãi, song rất nhiều người tiêu dùng Nhật Bản cũng như châu Á cho rằng uống collagen hoặc sử dụng kem dưỡng collagen thực sự khiến làn da họ trông trẻ trung hơn và xu hướng sử dụng các sản phẩm collagen theo đường uống thực sự là cơn sốt tại một số nước châu Á, đặc biệt là Nhật Bản trong nhiều năm trở lại đây.

Kim Phượng-Theo HNM

Châm cứu học tập 1

Sơ lược: Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hành chương trình khung đào tạo bác sĩ y học cổ truyền. Bộ Y tế tổ chức biên soạn tài liệu dạy - học các môn cơ sở, chuyên môn và cơ bản chuyên ngành theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sách chuẩn trong công tác đào tạo nhân lực y tế.

Sách Châm cứu học tập 1 được biên soạn dựa trên chương trình giáo dục của Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Sách được PGS. TS. Phan Quan Chí Hiếu, một nhà giáo giàu kinh nghiệm và tâm huyết với công tác đào tạo biên soạn theo phương châm: kiến thức cơ bản, hệ thống, nội dung chính xác, khoa học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại vào thực tiễn Việt Nam.

Sách Châm cứu học tập 1 đã được Hội đồng chuyên môn thẩm định sách và tài liệu dạy - học chuyên ngành bác sĩ y học cổ truyền của Bộ Y tế thẩm định vào năm 2006. Bộ Y tế ban hành làm tài liệu dạy - học đạt chuẩn chuyên môn của ngành Y tế trong giai đoạn 2006 - 2010. Trong quá trình sử dụng, sách phải dược chỉnh lý, bổ sung và cập nhật.

Bộ Y tế xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Phan Quan Chí Hiếu đã dành nhiều công sức hoàn thành cuốn sách này; cảm ơn GS. Hoàng Bảo Châu và GS. Nguyễn Tài Thu đã đọc, phản biện để cuốn sách được hoàn chỉnh kịp thời phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực y tế.

Lần đầu xuất bản, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn.

Nội dung cuốn sách bao gồm:

- Lời giới thiệu; Lời nói đầu; Mục lục

- Chương 1 Học thuyết kinh lạc

- Chương 2 Phương pháp hào châm

- Chương 3 Những phương pháp châm cứu khác

- Đáp án;Tài liệu tham khảo

- Mục lục tra cứu



Nguồn: Bộ Y tế

Tác giả: PGS. TS. Phan Quan Chí Hiếu

Từ điển tra cứu Đông Y Dược

Với mong muốn cho những người yêu thích Y học Đông Phương có một cuốn cẩm nang điện tử về ngành này, hai lương Y Hoàng Duy Tấn và Trần Văn Nhủđã thiết kế một cuốn tựđiển tra cứu giúp cho người đọc có thể hiểu rõ về các chứng bệnh thường gặp, cách chữa trị, những kiến thức về huyệt vị, các bài thuốc quý…v…v.

CD-ROM Tra Cứu Đông Y Dược bao gồm các mục Bệnh Học, Phương Thang, Dược Vị, Châm Cứu và Hệ Thống Huyệt. Đây là những thông tin khá đầy đủ và hữu ích cho bất kỳ ai quan tâm hoặc thích tìm hiểu thêm về Y Học Cổ Truyền …
Bộ từđiển này được công ty LckSoft (tác giả của English Study 4) xây dựng với giao diện thân thiện, trình bày rõ ràng mạch lạc, bố cục gọn gẽ, rất thích hợp cho các bạn không chuyên về IT cũng có thể làm quen ngay.

1. Bệnh học: Bao gồm những những chứng bệnh thường gặp ở con người. Bạn chọn loại bệnh bên phía tay trái, click vào, lúc này phía bên phải sẽ hiển thị thông tin của loại bệnh mà bạn chọn bao gồm tên tiếng Việt, tiếng Hán Việt, tiếng Anh, Pháp. Phía dưới chia làm các mục nhỏ như Đại cương( mô tả tổng quát về loại bệnh này như các định nghĩa, các biểu hiện của bệnh), Nguyên nhân (các nguyên nhân dẫn đến bệnh), Chẩn đoán (dựa vào các đặc điểm biểu hiện của bệnh, và đưa ra các mức độ nặng nhẹ của căn bệnh), Điều trị (Đưa ra các giải pháp điều trị Đông-Tây đi kèm để bạn tiện theo dõi), Bệnh án (Cung cấp một số bệnh án và các phương thuốc cung cấp cho người bệnh).

2. Dược vị: Bao gồm các phương thuốc, đi kèm là hình ảnh, xuất xứ, tên khoa học của loại thuốc… Cần tra cứu loại dược vị nào bạn chọn tên và xem các mục môt tả như: Tên khác (một số vị thuốc có thể có nhiều tên nên chương trình đã tích cung cấp khá đầy đủ các tên gọi khác nhau của từng vị thuốc), Mô tả (Quá trình xác định chính xác vị thuốc rất phức tạp vì nó nằm lẫn trong cỏ cây, tùy chọn này sẽ giải thích chi tiết từng đặc điểm của các loại này để bạn xác định đúng), Dược lý (Công dụng của thuốc), Nuôi dưỡng (nơi thường xuất hiện loại dược vị này, cách nuôi dưỡng), Bào chế (phương thức bào chế thành thuốc để sử dụng), Đơn thuốc, Công dụng, Chủ trị, Tham khảo…



3. Phương thang: Phần này cung cấp các thang thuốc thường cho bệnh nhân uống, trong đó mô tả chi tiết các loại thuốc dùng, cân lượng, tác dụng và tác giả của các phương thuốc này. Phần này là phần đồ sộ nhất của chương trình, có khoảng 14 ngàn phương thuốc khác nhau để bạn tiện tra cứu.

4. Huyệt: Cung cấp hình ảnh, tên huyệt, các tên khác, xuất xứ, vị trí, đặc tính, tác dụng của từng loại huyệt vị trên cơ thể con người, bạn có thể tra cứu chính xác các huyệt vị trên người dựa vào hình ảnh và thông tin rất trực quan…

5. Kinh mạch lạc: Hỗ trợ các thầy thuốc Đông Y trong việc xác định chu kỳ của kỳ kinh bát mạch trên cơ thể bệnh nhân bao gồm 2 phần chính: Kinh và Kỳ kinh bát mạch, bên trong mỗi phần, lại mô tả chi tiết bằng các đồ hình, đặc tính, biểu hiện bệnh lý…

Link Download:500MB


Những Phương Thuốc Bí Truyền Của Thần Y Hoa Đà

Cuốn sách này gồm 12 chương, trình bày các phương thuốc của thần y Hoa Đà áp dụng để chữa các chứng bệnh:

Chương 1: Các chứng thương hàn

Chương 2: Bệnh nội khoa: ho, suyễn, lỵ...

Chương 3: Bệnh ngoại khoa

Chương 4: Bệnh đàn bà

Chương 5: Bệnh trẻ con

Chương 6: Những trường hợp bị thương

Chương 7: Các phương thuốc cấp cứu, các chứng trúng độc, bệnh lạ

Chương 8: Nhãn khoa

Chương 9: Bệnh cổ họng

Chương 10: Nha khoa

Chương 11: Các bệnh về Tai - Mũi - Môi - Lưỡi

Chương 12: Bệnh ngoài da

Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn


Tác giả : Hoa Đà
Nhà xuất bản : NXB Đồng Nai
Số trang : 323 trang

Những Bài Thuốc Tâm Huyết Của 800 Danh Y Trung Quốc đương đại

Cuốn sách sưu tập những tinh hoa của hơn 800 danh y Trung Quốc đã đem hết tâm huyết, kinh nghiệm cống hiến trên 2 280 phương thuốc. Mỗi một chứng bệnh đều được nêu những cách phát hiện và phương thức thích hợp để chữa trị chúng. Các tác giả lấy vị trí các bộ phận trong cơ thể để làm "cương" và lấy chủ chứng để làm "Mục". Mỗi một chứng lại nêu những yếu điểm biện chứng kèm theo những phương thuốc thích hợp.

Chúng ta có thể dựa vào chủ chứng và những yếu điểm biện chứng để tìm ra những cách chữa bệnh thích hợp khiến cho những kinh nghiệm chữa bệnh của thầy thuốc nổi tiếng qua sự vận dụng có được hiệu quả giải quyết tật bệnh. trước mỗi phương thuốc đều nói rõ họ tên của những người cống hiến cũng như chức vụ và đơn vị y viện đang công tác để độc giả khi cần thiết có thể liên hệ trực tiếp với tác giả.

Hy vọng cuốn sách sẽ giúp cho các thầy thuốc Đông y, Tây y, Đông Tây y kết hợp và những người yêu thích Đông y dược có thêm tài liệu cho tủ sách nghiên cứu của mình.

MỤC LỤC
Phần 1:chứng trạng toàn thân.
Phần 2:chứng trạng ở đầu và mặt.
Phần 3:chứng trạng về mắt.
Phần 4:chứng trạng ở tai.
Phần 5:chứng trạng ở mũi.
Phần 6:chứng trạng ở răng và lưỡi.
Phần 7:bệnh ở răng.
Phần 8:chứng trạng ở yết hầu.
Phần 9:chứng trạng ở cổ gáy.
Phần10:chứng trạng ở vai lưng.
Phần11:chứng trạng ở ngực sườn và vị quản.
Phần12:chứng trạng vùng lưng.
Phần13:chứng trạng ở vùng bụng và rốn.
Phần14:chứng trạng ở chân tay.
Phần15:chứng trạng ở chân tay.
Phần16:chứng trạng ở tiền âm.
Phần17:chứng trạng vùng hậu âm.
Phần18:chứng trạng thuộc phụ khoa.
Phần19:chứng trạng của trẻ em.
Phần20:các chứng trạng khác.


Tác giả : Thang Nhất Tân, Vương Thụy Tường
Nhà xuất bản : Nhà Xuất Bản Mũi Cà Mau
Số trang : 1555 trang

Những bài thuốc kinh nghiệm đơn giản của Hải Thượng Lãn Ông

Sách này được biên dịch từ quyển 50 đến quyển 57 tức toàn bộ phần "Hành giản trân nhu" trong bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791), một danh y được coi như đứng vị trí hàng đầu trong lịch sử y học cổ truyền của Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh là một công trình y học đồ sộ, được tác giả biên soạn trong gần 30 năm gồm 28 tập chia thành 66 quyển, mà "Hành giản trân nhu" là một phần trong đó, đã chép được trên 2000 phương thuốc do tác giả chọn lọc trong các bản thảo đời trước ( như Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh) hoặc thu thập được từ các bài thuốc kinh nghiệm trong dân gian. Đặc điểm của những bài thuốc này là hầu hết đều đơn giản, dễ áp dụng, với vài ba vị thuốc dễ kiếm, song lại có thể giải quyết trị liệu rất hiệu quả đối với hàng trăm loại bệnh tật thông thường, như đau chân, đau mắt, nhức răng, đau bụng, trúng độc, trùng thú cắn, các trường hợp sưng, trặc, ngứa lở, ho, suyễn, các bệnh do rượu, các chứng bệnh nhi khoa, phụ khoa thường gặp,... Trong bài "Tiểu luận", của nguyên tác, chính tác giả cho biết ông đã xếp những bài thuốc ở trong bộ "Bản thảo" (tính dược) và những bài thuốc chỉ dùng ít vị của mọi nhà... "để tiện lúc cần cấp và giúp cho những người hoàn cảnh nghèo túng...."

Tác giả : Lương Y Trần Phước Luận Biên Dịch
Nhà xuất bản : NXB Đà Nẵng
Thư mục : Y Học - Sức Khoẻ RSS
Số trang : 266 trang





Tuệ tĩnh Toàn Tập

Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, ông xuất thân từ gia đình bần nông tại xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng. Năm lên 6, cha mẹ đều mất, ông được nhà sư chùa Hải Triều ở Yên Trang gần đấy đưa về nuôi cho ăn học. Năm lên 10, ông lại được sư cụ chùa Giao Thủy ở Sơn Nam đưa về cho học văn và học thuốc để giúp việc chữa bệnh ở chùa. Năm 22 tuổi ông thi hương trúng bảng, nhưng vẫn ở chùa tu và huấn luyện y học cho các tăng ni để mở rộng việc chữa bệnh làm thuốc. Năm 45 tuổi, ông thi đình, đậu Hoàng giáp. Năm 55 tuổi, ông bị bắt đi sứ sang Trung Quốc. Ông được nhà Minh giữ lại làm việc ở Viện Thái Y, rồi mất bên ấy, không rõ năm nào.

Về Y học, ông đã soạn được các sách: Nam dược thần hiệu, Nam dược chính bản, Thập tam phương gia giảm, Bổ âm đơn, Nhân thân phú.

Tuệ Tĩnh đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc nam, theo phương châm "Thuốc nam Việt chữa người Nam Việt". Ông đã gây phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn, đền chùa và thu giữ thuốc theo thời vụđể có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời. Truyền thống của ông được đời sau thừa kế và phát huy rạng rỡ trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển y học dân tộc.

Nhờ những công lao to lớn đó, ông được nhân dân lập đền thờ: Đến thánh thuốc nam ở quê hương ông và đền thờ Thành hoàng ở Hải Phòng


Tác giả: Nguyễn Bá Tĩnh
Nhà xuất bản: Y học
Số trang: 507
Kích thước: 19 x 27cm
Trọng lượng:1300 g
Năm xuất bản: 2007

Làm đẹp Bằng Các Phương Thuốc Đông Y Cổ Truyền

Tác giả : Vǎn Lượng – Lâm Hợi – Vǎn Thiên Đường
Nhà xuất bản : Nxb Văn Hóa Thông Tin
Số trang : 245 trang
Kích thước: 13x19 cm Ngày xuất bản: 2003
Trọng lượng: 220 gram


http://www.mediafire.com/download.php?ukt7iwnbu2jgpvz


Sách bào chế đông dược

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC
(Tái bản lần thứ nhất có bổ sung và sửa chữa)

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ NỘI - 2005


http://www.mediafire.com/download.php?3s63b5f30mkio8u


Giáo trình Bệnh học và Điều trị Đông Y

Tác giả : GS. TS. Phan Quan Chí Hiếu, PGS. TS. Nguyễn Thị Bay, ThS. Ngô Anh Dũng
Số trang : 259 trang

Lời nói đầu


Chương I. Bệnh chứng do ngoại nhân
Bài 1. Bệnh học ngoại cảm
Bài 2. Bệnh học ngoại cảm Thương hàn
Bài 3. Bệnh ngoại cảm Ôn bệnh
Bài 4. Bệnh ngoại cảm Lục dâm

Chương II. Bệnh do nội nhân và nguyên nhân khác
Bài 5. Bệnh học Phế - Đại trường
Bài 6. Bệnh học Tỳ – Vị
Bài 7. Bệnh học Thận – Bàng quang
Bài 8. Bệnh học Can - Đởm
Bài 9. Bệnh học Tâm - Tiểu trường
Bài 10. Cách kê đơn thuốc


Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y

“Sổ tay cây thuốc và Vị thuốc Đông Y” là tài liệu tôi sưu tầm và tổng hợp từ một số cuốn sách về Đông Y như Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển, Đông Dược học Thiết Yếu, Hòa Hán Dược Khảo, Việt Nam dược điển, Dược Tài Học, Thiên Gia Diệu Phương, Đông Dược Học Thiết Yếu, Phương Pháp Bào Chế Đông Dược, Trung Dược Đại Từ Điển, Độc Lý Dữ Lâm Sàng, Y Học Khải Nguyên, Dược Tính Luận,… và một số trang web như Kỳ Bá Linh, Y học cổ truyền, Từ Điển Đông Dược của Bác sĩ-Lương Y Hoàng Duy Tân,…



Mỗi loại cây thuốc vị thuốc đều có ảnh minh họa, nói rõ nguồn gốc xuất xứ, tên gọi khác, tên Khoa học,tên Việt Nam, Dược tính,cách Bào chế,Thành phần hóa học, tác dụng Dược lý,tác dụng và chủ trị, liều dùng, thận trọng, chống chỉ định,bàn luận,…

Cuốn sách này được biên soạn với mục đích duy nhất là chia sẻ tài liệu học tập,tham khảo cho các sinh viên Y và Nhân viên Y Tế, cũng như cho bất cứ ai có niềm say mê nghiên cứu về Y Học cổ truyền Việt Nam.

Tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với việc áp dụng hoặc trích dẫn thông tin trong cuốn sách này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền bạc, sinh mệnh, uy tín,danh dự ,…của bất cứ ai .

Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng, chỉnh sửa, sao chép , mua bán cuốn sách này dưới bất cứ hình thức nào, bằng bất cứ phương tiện nào.

Nội dung của cuốn sách này có thể được cập nhật hoặc sửa đổi mà không cần thông báo trước.
Không được tự ý áp dụng thông tin trong sách để chẩn đoán và điều trị bệnh.
Cuối cùng xin cám ơn bạn đã đọc những dòng này, nếu bạn đã sẵn sàng và chấp nhận điều khoản sử dụng , xin mời bạn xem tiếp những trang sau.

Bạn có thể tải các cuốn sách Y học khác do tôi sưu tầm và biên soạn : Bách Khoa Y học,Triệu chứng học Nội Khoa,Tâm thần học,… Tất cả đều có trên website của tôi tại http://ykhoaviet.tk .

Chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe,thành công và hạnh phúc.
Hà Nội, Ngày 30/5/2010
Lê Đình Sáng
 

Dùng tam thất có phòng được ung thư?

Cùng với những nhân sâm, linh chi… tam thất cũng được coi là một vị thuốc quý. Do có sự phổ biến rộng rãi, nên nhiều người dùng đã coi tam thất như một vị “thuốc tiên”, có thể trị được nhiều bệnh, ngay cả đối với căn bệnh ung thư…

Nhà nhà dùng tam thất:



Củ tam thất có hình thoi, hoặc hình con quay, không phân nhánh, đầu sần sùi thành những mấu. Vỏ ngoài của tam thất có màu xám hoặc xám đen, nhưng sau khi sơ chế, tam thất chuyển sang màu đen. Mùi tam thất nhẹ nhàng, nhưng vị có phần hơi đắng. Bên cạnh đó tam thất có vị hơi ngọt và để lại dư vị đặc trưng của nhân sâm.

Như ta đã biết, tam thất thuộc vào dòng nhân sâm nên có tác dụng bổ, song lại có phần khác với nhân sâm là tam thất lại theo hướng tác dụng vào phần âm huyết là chính. Trên thực tế, tam thất được sử dụng rất đa dạng. Việc dùng tam thất trị ung thư cũng đang trở thành phong trào của nhiều bệnh nhân.

Chị Trần Thị Miều, trú tại phố Hoàng Mai, là một người đã “sống chung” với căn bệnh u xơ tử cung nhiều năm nay. Đến giai đoạn điều trị, chị đã nhờ đến tam thất, với hy vọng bệnh tình của mình sẽ thuyên giảm ít nhiều. “Tôi đã sử dụng tam thất trong vòng vài năm trở lại đây. Ngày đó giá tam thất rẻ hơn bây giờ khoảng mấy trăm nghìn một cân. Có lẽ do công dụng của tam thất khá phổ biến, nên nhiều người dùng hơn, dẫn đến việc giá tam thấp cứ tiếp tục “leo thang” đến trên 2 triệu đồng một cân” - chị Miều thổ lộ.

Tham khảo giá tại phòng khám Đông y gia truyền Hồng Phúc Đường, số 2A Thể Giao, lương y Hoàng Gia Trí giới thiệu: Hiện, tam thất thường được chia làm 2 loại. Loại 1 là loại 1 lạng có khoảng 7 củ tam thất to, có giá khoảng 200 nghìn đồng/lạng. Loại 2 gồm 10 củ tam thất nhỏ hơn, có giá 180 nghìn đồng/lạng. Khi được hỏi sự khác biệt về chất lượng của 2 loại tam thất, ông Trí cho biết: Hai loại tam thất trên đều có công dụng và chất lượng như nhau. Có chăng sự khác biệt là loại 2 gồm những củ tam thất nhỏ hơn.

Cũng đang có mặt tại cửa hàng, chị Vân Anh ở tập thể Khương Thượng, tuy không mắc bệnh ung thư, nhưng do được nghe nhiều người “khuyên bảo”, chị cũng tìm đến vị đắng của tam thất: Thật ra khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, cơ thể tôi hoàn toàn bình thường. Nhưng một vài người bạn khuyên tôi nên dùng tam thất để  phòng ngừa ung thư, tôi cũng dùng thử. Dùng lâu nên thành quen, nếu bây giờ không sử dụng, tôi cảm thấy thiếu tự tin về sức khỏe của mình.

Tam thất hỗ trợ điều trị ung thư:

Sau một thời gian điều trị với tam thất, bệnh tình của chị Miều không nặng hơn mà cũng chẳng thuyên giảm. “Tôi vẫn đi kiểm tra sức khỏe đều đặn, đặc biệt là khối u. Sau một thời gian dài dùng tam thất, khối u của tôi không phát triển, nhưng cũng không tiêu dần như lời mấy dược sĩ đã nói. Nếu ngưng sử dụng tam thất một thời gian, thì khối u có hiện tượng phát triển trở lại” - chị Miều cho biết. Hiện nay căn bệnh u xơ tử cung là “ác mộng” đối với nhiều chị em phụ nữ. Việc chị Miều và chị Vân Anh sử dùng tam thất để phòng ngừa và ngăn chặn những khối u là một việc làm cần thiết.

Tiến sĩ Y khoa Hoàng Lam Dương, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương khuyến cáo: Trong điều trị căn bệnh ung thư, ngoài những thuốc đặc trị, có thể sử dụng thêm tam thất. Thông thường, người mắc bệnh ung thư vẫn phải được điều trị bằng xạ trị hay hóa trị... Điều trị kết hợp với tam thất sẽ tăng tính nhạy cảm của mô ung thư, từ đó có thể sử dụng ít hơn thuốc đặc trị, như vậy sẽ ít gây độc hại hơn cho người bệnh. Nhưng nhấn mạnh rằng tam thất cũng không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị ung thư.

Hiện chưa thực sự có một công trình nghiên cứu mang tính thuyết phục trên lâm sàng điều trị ung thư. Nhưng những kết quả khả quan có thể cho chúng ta những định hướng nghiên cứu tích cực. Ví dụ như phối hợp đa phương tiện trị liệu, vừa phẫu thuật, vừa dùng xạ trị, hóa trị, dùng thuốc đông y, hoặc dùng thuốc đông y để giải quyết những tác dụng phụ mà hoá trị và xạ trị gây ra.

Vì vậy, đông y nói chung và tam thất nói riêng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư là có cơ sở khoa học. Nhưng trong thời điểm này, không nên phóng đại tác dụng của nó, làm người bệnh lúng túng, hoang mang trong điều trị. Để đạt được kết quả tốt nhất trong điều trị bệnh ung thư, bệnh nhân nên tìm đến các bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời, bên cạnh đó nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ đông y để có thể điều trị kết hợp.

Những lưu ý khi sử dụng nhân sâm

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Khi nói về nhân sâm đã có một lời khuyên mang tính kinh điển: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử” (đau bụng uống nhân sâm sẽ chết). Ngoài ra không phải toàn bộ củ nhân sâm đều bổ dưỡng.
 
“Thượng phẩm” trong Đông y

Nhân sâm được xếp vào loại đầu tiên trong 4 loại dược liệu quý của Đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Nhân sâm có tên khoa học là (Panax ginseng C. A. Mey.), họ nhân sâm (Araliaceae), họ (ngũ gia bì). Trên thực tế do cách chế biến khác nhau, người ta có được các sản phẩm chế của nhân sâm khác nhau, như hồng sâm, bạch sâm, đại lực sâm...

Nhân sâm được Đông y ghi vào loại “thượng phẩm”, nghĩa là có tác dụng tốt mà không gây ra độc tính, được ghi vào đầu vị của dòng “bổ khí” với những công năng tuyệt vời: đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí... Nhân sâm được dùng để  bổ khí, đặc biệt cho các trường hợp chân khí suy giảm, người mệt mỏi, vô lực, mới ốm dậy, trẻ em chậm lớn. Tăng cường sinh lý, tăng khả năng hồi phục cho mọi hoạt động cơ thể. Chống và giảm căng thẳng của hoạt động thần kinh, nâng cao sức bền trong hoạt động thể thao. Cải thiện hoạt động tuần hoàn khí huyết, điều hòa ổn định hệ tim mạch, nhất là các triệu chứng tim hồi hộp, loạn nhịp. Có lợi cho các trường hợp ho lao, viêm phế quản mạn tính, tiểu đường. Làm tăng sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch, giúp cho chế độ làm việc dẻo dai hơn, tạo  điều kiện để tăng năng suất lao động.  Làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp cơ thể vượt qua những thay đổi khắc nghiệt của môi trường. Hỗ trợ tích cực trong phòng và trị bệnh ung thư.

 
Người lớn, có thể dùng riêng, ngày 6 - 8g, dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: nhân sâm 8g; bạch truật, bạch linh, cam thảo, mỗi vị 4-6g, ngày một thang, uống liền 2-3 tuần lễ.

Cũng có thể sử dụng dưới dạng rượu sâm (40g sâm, thái lát mỏng ngâm trong 1 lít rượu trắng 30-35  độ trong 3 - 4 tuần là có thể dùng được. Tiếp tục ngâm lần 2 với  0,5 lít rượu trong 2-3 tuần lễ nữa). Ngày có thể dùng  2 - 3  lần, mỗi lần 30 -50ml. Uống trước các bữa ăn, hoặc vào các  buổi tối. Với trẻ em gầy còm chậm lớn, yếu mệt, biếng ăn, có thể dùng với lượng nhỏ hơn, 2 - 4 g/ngày, dưới dạng thuốc hãm.

Lưu ý khi  sử dụng nhân sâm

Núm rễ của củ sâm (còn gọi là lô sâm). Để giữ được các hoạt chất khi chế biến và để tạo dáng cho nhân sâm (giống như cái đầu người),  người ta đã giữ nó lại. Lô sâm, không có tác dụng bổ mà còn gây ra cảm giác buồn nôn. Do đó cần cắt bỏ đi, trước khi sử dụng.

Khi nói về nhân sâm đã có một lời khuyên  mang tính  kinh điển: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử”. Vốn là, khi xưa đã có một thầy thuốc, sau khi cho một bệnh nhân uống nhân sâm, người bệnh  này đã bị tử vong. Vấn đề là ở chỗ người thầy thuốc này lại cứ cho rằng, ông ta không hề có một sai sót gì cả! Vì trước đó, ông đã từng đọc rất kỹ sách đã chỉ rõ: “Phúc thống phục nhân sâm...”, tức là “đau bụng uống nhân sâm...”. Đáng tiếc là, người thầy thuốc này đã chưa đọc hết hai chữ nữa ở trang sau: “tắc tử”, nghĩa là “ sẽ chết”.

Ngày nay, trên thực tế, nhiều người bị “đau bụng” do viêm gan, viêm dạ dày, viêm ruột co thắt, táo bón... vẫn dùng nhân sâm mà vẫn khỏe mạnh. Rõ ràng ở đây có sự hiểu khác nhau về khái niệm “phúc thống”. Qua kinh nghiệm thực tế, khái niệm “phúc thống” trong trường hợp chết người này là chỉ các triệu chứng đau bụng thuộc “thể hàn”, đau bụng “tiết tả”, tức đau bụng  ỉa chảy,  đầy bụng, trướng bụng..., nếu dùng nhân sâm sẽ nguy hiểm đến tính mạng, ngoài ra, những người cao huyết áp cũng không nên dùng nhân sâm; những người hay mất ngủ tránh dùng sâm vào buổi chiều và buổi tối.

Theo GS.TS. Phạm xuân Sinh
Sức khỏe & Đời sống

Cây hồi là nguyên liệu bào chế Tamiflu

Quả hồi đang trở thành cứu tinh của các nước có dịch cúm gia cầm vì nó là thành phần chính để bào chế thuốc kháng virus cúm Tamiflu. Tại Việt Nam, hồi được trồng nhiều ở các tỉnh phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh.

Cây dùng sản xuất Tamiflu là đại hồi, còn có tên đại hồi hương, bát giác hồi hương, tên khoa học là Illicium verum. Nó thường bị lầm với 2 loại cây có chất độc là hồi Nhật Bản (Illicium anisatum) và hồi núi (Illicium griffithii). đều có chất độc. Đại hồi là cây nhỡ, cao 2-6 m, hoàn toàn không phải tiểu hồi là cây thân thảo nhỏ, nhìn qua rất giống cây thìa là.


Từ khi các chuyên gia khuyến cáo về nguy cơ một đại dịch cúm trên toàn cầu, cơn sốt thuốc Tamiflu bùng nổ và từ đó, hồi cũng trở nên đắt giá. Các cánh đồng trồng hồi bát ngát vài trăm hecta ở Trung Quốc trở thành “vũ khí” quan trọng trong cuộc chiến với nguy cơ đại dịch cúm. Giá hồi đã tăng gấp 3 lần trong gần 4 tháng qua, hiện tại là khoảng gần 30.000 đồng/kg.

Khi thuốc Tamiflu ra đời (cách đây gần 10 năm), tập đoàn Gilead, California (Mỹ) đã dùng cây Quinkina (chứ không phải cây hồi) được dùng làm nguyên liệu chính. Nhưng khi hãng dược phẩm Roche Holding AG mua lại bản quyền bào chế Tamiflu thì họ đã thay Quinkina bằng hồi.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã khuyến cáo người dân không nên lạm dụng hồi, vì chất chiết xuất từ hồi trong thuốc Tamiflu đã trải qua quá trình chế biến rất phức tạp (để cho ra chất acid shikimic), chứ không giống như thành phần ban đầu. Ngoài ra, trong tương lai, hãng Roche đang có kế hoạch điều chế chất acid shikimic này bằng phương pháp lên men để không còn quá phụ thuộc vào nguồn hồi được trồng lâu nay.

Cây hồi - vị thuốc quý

Trong Đông y, hồi được dùng chữa nôn mửa, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, giải độc của thịt cá, tay chân nhức mỏi. Mỗi ngày dùng 4-8 g, dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc 1-4 g dạng thuốc bột. Quả hồi ngâm rượu cùng với một số dược liệu khác dùng xoa bóp chữa tê thấp, nhức mỏi.

Tây y cũng đã sử dụng quả hồi làm thuốc trung tiện, kích thích tiêu hóa, lợi sữa. Hồi có tác dụng giảm đau, giảm co thắt ruột, được dùng trong các bệnh lý đau dạ dày, ruột. Dùng quá nhiều sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng say, run tay chân, xung huyết não và phổi, có khi co giật như động kinh.

Tinh dầu hồi có tác dụng giúp dễ tiêu, ức chế sự lên men ruột, long đờm và lợi tiểu nhẹ, là thành phần các thuốc trị ho, thuốc xoa bóp ngoài da, thuốc trị bệnh nấm da và ghẻ.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Dùng gừng cách nào có lợi?

Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể.


Tác dụng của gừng

Đối với các trường hợp cảm lạnh ho sốt không ra mồ hôi và rối loạn tiêu hóa, có thể nhai tươi, nuốt cả cái lẫn nước, ngậm gừng khô, gừng nướng... uống nước gừng sắc.

Trong trường hợp cảm lạnh, dùng gừng đánh gió, giã gừng đắp khi bị chấn thương gây sưng bầm khớp đau nhức, côn trùng thú cắn.

Uống bia gừng - cho gừng thái sợi vào bia, vừa trừ được hàn thấp lại gây lợi tiểu chống bụng phệ (bụng bia).

Đông y từ lâu đã nói dùng gừng xào với tỏi tôm ăn buổi tối để lấy lại sự trẻ trung sung mãn và chữa chân dương kém ở những người trẻ bị lãnh cảm tình dục.

Gừng chống viêm, giảm đau trong viêm cơ xương khớp (75-85%).

Bột gừng hòa nước uống làm dịu cơn đau đầu.

Gừng khống chế sinh trưởng tế bào ung thư ở một số giai đoạn nhất định và chữa hội chứng nôn mửa của bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng hóa dược và xạ trị.

Trên tim mạch: Gừng ức chế men ATPase. Kích thích thần kinh tim tăng  nhịp tim, dãn mạch, tăng cường tuần hoàn, làm ấm cơ thể, giảm đau.

Phòng chống say tàu xe, chóng mặt, nôn mửa. Gừng không gây buồn ngủ nên du khách tỉnh táo chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đường, phòng chống rối loạn tiêu hóa do thức ăn lạ ở những nơi mới đến, phòng cảm gió lạnh khi trở trời trên hành trình chống tê mỏi do phải ngồi lâu trên ô tô. Trà gừng là bạn của du khách, không quên nó trong hành trang.

Trên bộ máy sinh dục, gừng làm tăng lượng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng 70 - 90%

Gừng tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, tăng hấp thụ. Các nhà khoa học Nhật thấy gừng hạn chế sự hình thành sỏi mật và khuyên người có sỏi mật ăn gừng.



Gừng tươi chứa nhiều gingerol hơn nên cay hơn. Qua phơi sấy khô bị mất nước thành shoagol. Shoagol nóng hơn gingerol. Tinh dầu: Trong gừng khô chứa 200 chất và tiêu biểu là gingerone. Chất khoáng: K, Ca, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Co, Ge, Se. Các caroten (tiền vitamin A), nhóm B, C, E.

Gừng chống ôxy hóa, chống lão hóa: Mạnh hơn cả vitamin E do chứa 12 hoạt chất chống ôxy hóa.
Dùng gừng cũng lắm công phu

Phải luôn nhớ đặc tính của gừng là tân tán, phát biểu để tôn trọng cách dùng. Phản chỉ định: Bệnh gan, đau mắt, trĩ, nội nhiệt.

Cặp đôi gừng với tỏi được người xưa tuyển chọn từ ngàn xưa (tỏi không đi với nghệ). Gừng tươi phải dùng loại 8-9 tháng không bị quá non, quá già. Gừng để vỏ thì mát, bỏ vỏ thì nóng.

Dùng theo thời khắc: “Mùa hè ăn gừng, (mùa đông ăn củ cải), sáng trưa ăn gừng, chiều tối kỵ gừng. Có sách viết: “Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể.

Cần thận trọng đối với phụ nữ có thai, người dễ ra mồ hôi.

Trà gừng sản xuất công nghiệp: Không thể thay thế nước uống hằng ngày để giải khát (như một số hãng sản xuất trà gừng đã quảng cáo) vì không thể uống nhiều cả ngày như nước đun sôi để nguội. Có tỷ lệ thích hợp giữa gừng và đường mới tạo điều kiện cho gừng phát huy tác dụng. Nếu đường ngọt quá và gừng hết cay sẽ làm mất dược tính của chế phẩm. Vì vậy cần nghiên cứu công nghệ chế biến khống chế nhiệt độ của GS. Weidner để bảo vệ chất cay của gừng (gingerol) không bị chuyển thành chất shoagol (giảm công hiệu chữa đau khớp và lại gây kích ứng dạ dày).

Còn có nhiều cách dùng gừng dân dã, kịp thời để chống nôn, chóng mặt. Củ gừng tươi cả vỏ rửa sạch khía từng lát mỏng. Khi cần lấy ra một, hai lát ngâm, nhậm nhi nuốt nước có thể nuốt cả cái (cách này tốt nhất). Đắp gừng tươi thái mỏng lên các huyệt nội quan lấy băng dính cố định. Có thể giã gừng với tỏi, đắp lên huyệt nội quan và đan điền (dưới rốn). Gừng giã nát, hòa nước đun sôi gạn lấy nước thấm khăn (vắt hết nước) quấn quanh cổ. Uống trà gừng dấm: gừng 25g, dấm ăn 25g. Gừng sạch thái lát cho vào lọ đổ dấm ngâm 1 đêm lấy ra 5 miếng, cho ít đường vào pha nước sôi, uống thay nước đi đường. Đến bữa ăn nên có món gừng muối chua...

Theo BS. Phó Thu Hương
Sức khỏe & Đời sống

Linh chi tác động đến sức khỏe như thế nào?

Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm nhưng nấm linh chi không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào, không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần.

Không phải chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng phái ngự y Lư Sinh tìm thuốc trường sinh bất tử ở biển Đông thì linh chi mới có mặt trong lịch sử y học. Từ nhiều ngàn năm nay, linh chi chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... như một phương thuốc trị ung thư



Không chỉ được trọng dụng ở Á Đông, linh chi hiện là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng nóng bỏng của ngành y dược Âu Mỹ. Y học phương Tây ắt hẳn phải có động cơ chính đáng khi tìm về một dược liệu ở bên kia chân trời.

Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm của Trung y nhưng giá trị bổ dưỡng của linh chi không đồng nghĩa với tác dụng kiến tạo kiểu “vai u thịt bắp” mà miếng thịt hay quả trứng mang lại. Đã có không biết bao nhiêu người sử dụng linh chi cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon, ngủ yên; nhưng khi phân tích thì linh chi không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào, không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần. Khả năng nâng đỡ tổng trạng của linh chi là một thực tế không thể chối cãi, không chỉ căn cứ vào cảm giác chủ quan của người bệnh, mà dựa trên các tiêu chuẩn khoa học khách quan với định lượng rõ ràng, theo kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu tại nhiều học viện từ Á sang Âu. Nếu vậy, linh chi tác dụng theo cơ chế nào?

Cấu trúc độc đáo của linh chi chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại, trong đó một số khoáng tố như germanium, vanadium, crôm... Chúng đã được khẳng định là nhân tố quan trọng cho nhiều loại phản ứng chống ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh, bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào. Có căn bệnh nào hiện nay thoát khỏi ảnh hưởng của các yếu tố bệnh lý vừa kể?

Với thành phần độc đáo như vừa tả, linh chi phục hồi cơ thể bằng cơ chế tác dụng gián tiếp. Trái với chức năng cung cấp dưỡng chất theo kiểu “thiếu thì bổ sung” của các loại thuốc bổ thông thường, linh chi hữu ích cho cơ thể nhờ chọn con đường vận hành khéo léo và linh động hơn nhiều qua kiểu đòn bẩy. Nó một mặt thanh lọc cơ thể toàn diện và đồng bộ qua tác dụng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhờ vai trò xúc tác của khoáng tố vi lượng. Linh chi khéo léo đánh thức sức đề kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch. Một khi hội đủ 3 điều kiện vừa kể thì cơ thể rất khó bệnh, con người chậm già. Người xưa đâu có quá lời khi xếp linh chi vào nhóm thuốc cải lão hoàn đồng!

Nếu dựa vào hàng trăm báo cáo chuyên đề trong các hội nghị quốc tế về hiệu quả của linh chi thì vấn đề đặt ra “linh chi có tác dụng hay không” quả là thừa. Nếu căn cứ vào con số bệnh nhân từ Đông sang Tây đã và đang được điều trị rất hài lòng với linh chi, thì mọi thắc mắc về cơ sở khoa học của linh chi không còn cần thiết. Nhưng có một điều chắc chắn: Linh chi không phải là thần dược giúp sống lâu trăm tuổi, trẻ mãi không già như quảng cáo hoặc ảo vọng của bạo chúa họ Tần. Trên nền tảng tri thức khoa học, nếu biết cách áp dụng linh chi, đó sẽ là một trong các phương tiện hữu hiệu và an toàn để tăng cường sức đề kháng cơ thể trong cuộc sống đầy căng thẳng và ô nhiễm môi trường nặng nề của thế kỷ 21.

Vấn đề cuối cùng, đó là liệu linh chi Việt Nam có tác dụng không hay phải là linh chi nước ngoài thì mới nên thuốc? Một câu hỏi hoàn toàn có lý, vì không phải linh chi nào cũng là thuốc và điều trăn trở của người bệnh chính là làm sao tìm được linh chi có chất lượng.

4 tiêu chuẩn chọn linh chi

Nên dùng linh chi được gieo trồng chuyên nghiệp vì chất lượng ổn định, bảo đảm hiệu quả và không có phản ứng phụ bất lợi. Trái với quan niệm của nhiều người, linh chi mọc hoang lại không an toàn, vì hiện nay con người khó kiểm soát được sự ô nhiễm môi trường.

Chỉ nên mua linh chi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đừng xuôi lòng trước những quảng cáo đường mật như linh chi... trên rừng, trên núi.

Linh chi chất lượng tốt thì hai mặt không bị mọt, mặt dưới có màu từ vàng chanh nhạt đến trắng. Mặt dưới linh chi có màu vàng nghệ thường không tốt, vì đó không phải là màu tự nhiên của nấm.

Nếu dùng linh chi nấu nước uống, nên chọn nấm có kích thước vừa phải, đường kính 8-20 cm. Ở kích cỡ này, nấm chưa bị hóa gỗ hoàn toàn, hàm lượng các hợp chất polysaccharide và triterpen còn cao nên dễ ly trích khi nấu trong nước. Các công ty dược phẩm trên thế giới khi chiết xuất hoạt chất của linh chi để sản xuất dược phẩm cũng chỉ dùng nấm theo tiêu chuẩn trên.
(Theo Người Lao Động)

Giới thiệu trang web www.duoclieu.org

LỜI GIỚI THIỆU


Từ ngàn xưa, loài người đã biết sử dụng cây cỏ để làm thuốc chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe. Trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe hiện nay, cây thuốc-dược liệu càng được quan tâm, phát triển mạnh mẽ hơn. Bởi từ nguồn cây thuốc thiên nhiên và trồng trọt đã cung cấp chủ yếu các loại thuốc dùng trong y học cổ truyền, nguyên liệu cho công nghiệp dược và dược liệu để xuất khẩu

Trang web http://www.duoclieu.org/ được xây dựng bởi đội ngũ sinh viên, dược sỹ Đại học Dược dưới sự hướng dẫn và chịu trách nhiệm chuyên môn của TS. Nguyễn Hoàng Tuấn. Trang web xây dựng nhằm chia sẻ những thông tin, kiến thức về cây thuốc – dược liệu, phương pháp kiểm nghiệm dược liệu, tài liệu ebook. Trang web là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, dược sỹ, doanh nghiệp và những bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực Dược liệu.

Rất mong nhận được thông tin góp ý từ bạn đọc, mọi đóng góp xin gửi về địa chỉ email tuannh@hup.edu.vn

Tác giả TS. Nguyễn Hoàng Tuấn

Cây ăn thịt chim

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Một cây nắp ấm giết chết và “ăn” con chim sẻ ngô cỡ lớn. Đây là trường hợp hy hữu mới ghi nhận được lần thứ hai trên thế giới. 




Nigel Hewitt-Cooper, giáo viên dạy trẻ tại làng West Pennard, hạt Somerset, Anh, phát hiện xác con chim sẻ ngô trong một lá của cây nắp ấm khi kiểm tra vườn của nhà trẻ., BBC cho biết.

“Tôi cảm thấy cực kỳ sửng sốt khi thấy cảnh tượng ấy”, ông bày tỏ.
BBC cho biết, đây mới là lần thứ hai con người phát hiện cây ăn thịt bắt và ăn chim trên phạm vi toàn thế giới. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại Đức vài năm trước.

“Một người bạn của tôi nghiên cứu những cây ăn thịt trong môi trường hoang dã và anh ấy chưa bao giờ thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc chúng bắt chim”, Hewitt-Cooper nói.

Những cây nắp ấm cỡ lớn thường bắt ếch, thằn lằn và chuột. Những cây lớn nhất có thể bắt chuột, nhưng giới khoa học cho rằng bắt chim là công việc "bất khả thi" đối với chúng.

Cây nắp ấm là một trong những giống cây leo từ Đông Nam Á. Một số lá của chúng tạo thành hình ấm để bắt côn trùng.

Bên trong lá hình ấm có lông răng. Đó là vòng tròn chứa các gai nhỏ hướng xuống dưới và bao quanh lối vào ấm. Ở phía trên ấm có một nắp để ngăn chặn nước mưa (nếu nước mưa vào quá nhiều thì các enzyme tiêu hóa sẽ bị hòa tan hết). Nắp có vô số tế bào trong và mờ nên côn trùng dễ lầm tưởng đó là một mảng của bầu trời.

Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá, nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn.

Hewitt-Cooper nghĩ rằng con chim sẻ ngô đậu lên cây nắp ấm để bắt côn trùng bên trong một lá.
“Có lẽ con chim cố bắt những con côn trùng trôi nổi trên bề mặt chất lỏng bên trong chiếc lá. Do vươn cổ quá sâu nên nó rơi xuống và không thể thoát ra”, ông nhận xét.
Minh Long-Theo Vnexpress

Cây cóc hồng duy nhất Việt Nam

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011


Đã hơn một thập niên được phát hiện tại vùng ngập mặn ven đầm phá tỉnh TT- Huế, cây này kéo theo sự ra đời của nhiều công trình nghiên cứu, đề án, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Nhưng nó vẫn là một dấu hỏi.




Đi tìm cây “độc”

Hôm đó đang cuộc chuyện vu vơ về cá tôm cây cỏ vùng rừng ngập mặn, anh bạn quản lý môi trường huyện Phú Vang bỗng vỗ tay đánh rộp như sực nhớ điều gì. Câu chuyện chợt rẽ ngang sang cái cây ngập mặn rất đặc biệt sống ven đầm phá tỉnh TT- Huế. Nó được cho là cá thể có một không hai ở Việt Nam, thậm chí toàn bán đảo Đông Dương.

Cạnh nó còn có một cây cùng họ, chỉ khác về màu hoa, từ lâu được liệt vào danh sách quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt. Nghe ra cũng lấy làm vinh dự cho tỉnh nhà TT- Huế, nơi không có nhiều những cánh rừng ngập mặn ngút ngát như các tỉnh thành trong Nam ngoài Bắc. “Nghe nói chúng là cây hiếm, cây nằm trong Sách đỏ. Nhiều sinh viên, giảng viên ở thành phố từng về nghiên cứu làm luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ về nó”. Anh bạn cũng chỉ biết vậy.

Mùa hè năm Mão chỉ còn những ngày cuối, trời vẫn oi làm trễ giấc đêm. Giữa khuya khoắt bức nực, điện thoại réo. Đầu dây kia là người quen từ vùng Tân Mỹ (Phú Vang): “Cái cây chú nhờ anh dò tìm hồi trước chừ đã có manh mối. Nó ở trong khuôn viên Tam Giang Resort, hèn chi khó tìm. Là vẹt hoa đỏ”.

Anh bạn cũng không quên chua thêm: Phải mau thu xếp về ngắm hoa chụp hình vì hình như cây nở hoa vào độ cuối hè đầu thu. Sáng ra tôi chưng hửng khi hỏi một số nơi không ai biết cây này là gì. Có người khẳng định không có cây trong sách đỏ sách hồng nào tên như vậy. Tân Mỹ cách Huế chừng hơn 10 cây số, tôi sốt ruột phóng xe về ngay trong sáng.

Nom bộ dạng đường đột không vẻ gì là khách du lịch, nhân viên bảo vệ khu resort chặn tôi ngay từ cổng. Hỏi về cây quý, anh ta ngần ngừ xác nhận. Nó không phải vẹt hoa đỏ mà là cây cóc đỏ và cóc hồng. Muốn xem phải được giám đốc đồng ý.

Sau cuộc điện chớp nhoáng, yêu cầu được chấp thuận. Có vẻ là cây quý thật. Bởi dẫn khách đi xem cây mà có đến mấy anh bảo vệ luôn kè áp bên cạnh, như thể họ đưa tôi vào một nơi cất giấu kho báu. Hai cái cây lạ kia rồi, ngay bên mép nước sình lầy, hình thế uốn éo rất đặc biệt nổi bật giữa ngàn cây tự nhiên suôn đuột. Chúng tựa bon-sai được tạo thế quần thụ gió lùa ôm lên những giả sơn đắp nổi mấp mô giữa cái ao nông quanh co loằng ngoằng.

Trừ ra hai cái tên, thông tin về chúng vẫn rất mông lung. “Tui làm ở đây hơn 5 năm rồi. Năm nào cũng có người về nghiên cứu hai cái cây. Họ canh đúng thời điểm hạt rụng nhặt về gieo ươm, rồi chiết cành, dâm nhánh nhưng tất cả cây con sau đó chết hết, không biết vì sao? Nghe nói đây là hai cây kiểng ngập mặn quý hiếm có từ thời ông Ngô Đình Cẩn (em trai của Ngô Đình Diệm - Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa) về lập khu nghỉ mát”, anh bảo vệ tên Hạnh bất ngờ kể sau một hồi khách lạ ngó nghiêng chụp hình ngắm hoa.

Cây cóc của ông Ngô Đình Cẩn?


Cuối cùng tôi cũng tìm được người mình cần tìm, nữ tiến sĩ chuyên ngành Sinh thái học, nguyên giảng viên khoa Sinh - Đại học Sư phạm Huế, người có hàng chục năm nghiên cứu rừng ngập mặn. Những cây hiếm như cóc đỏ, cóc hồng cũng không ngoại lệ. Cả hai cây cùng lúc được giảng viên này phát hiện trong một lần thực địa làm luận án tiến sĩ tại rừng ngập mặn Tân Mỹ.

Đó là năm 1998, TS Lê Thị Trễ còn nhớ như in. Ban đầu, có nhiều ý kiến cho rằng nó chỉ là cây cóc đỏ (tên khoa học Lumnitzera littorea) biến đổi màu hoa sang hồng. Trong danh mục cây rừng ngập mặn tại Việt Nam thời điểm đó cũng không có loài cóc hồng nào như thế mà chỉ có cóc đỏ.

Về loài cóc đỏ ở Việt Nam, vùng Tân Mỹ hiện có hai cây, nó còn được ghi nhận tại Cam Ranh, Vũng Tàu, Hà Tiên, Côn Đảo... Trong Sách đỏ Việt Nam có tên loài cóc đỏ và hiện được xếp vào tình trạng “sẽ nguy cấp”.

Cóc hồng tại Việt Nam chỉ có một cây. Đây là một loài độc lập có tên khoa học là Lumnitzera rosea chứ không do bị biến đổi như người ta nhầm tưởng, TS Trễ cho biết. Để minh chứng, nữ tiến sĩ trưng ra nhiều tài liệu, báo cáo, công trình khoa học gồm cả tiếng ta lẫn tiếng tây. Ngoài ra, còn có 3 nghiên cứu khoa học, 3 khóa luận tốt nghiệp đại học, 1 luận văn thạc sĩ cùng lấy đề tài cây cóc hồng Tân Mỹ để nghiên cứu, 1 đề tài luận án tiến sĩ cũng liên quan.

Tôi để ý trên bàn tiếp khách có một tài liệu nước ngoài của nhà khoa học P.B.Tomlinson (Mỹ) ghi nhận cây cóc hồng được phát hiện lần đầu tại đảo Hinchinbrook thuộc Queensland, Australia. Như vậy, thế giới đã từng có người nghiên cứu về loài này. Tomlinson cho rằng đây là dạng trung gian (lai) giữa loài cóc đỏ (Lumnitzera littorea) và cóc trắng (Lumnitzera racemosa), nhưng vẫn thuộc nhóm cây ngập mặn chính thức (true mangroves).

Theo TS Trễ, cóc hồng chỉ có tại vài quốc gia, lãnh thổ thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Australia, Indonesia, Philippines, New Caledonia, tài liệu quốc tế trước đây không đề cập Việt Nam. Một thông tin thú vị được TS Trễ dẫn từ nghiên cứu của C. Norman Duke (chuyên gia rừng ngập mặn người Úc): Cóc hồng chỉ hiện diện ở khu vực có hai loài cóc đỏ và cóc trắng, tuy nhiên không phải khu vực nào trên thế giới khi có mặt hai loài trên thì luôn kèm theo cóc hồng. Nhận xét đó phù hợp với thực tế cây cóc hồng ở Việt Nam, chỉ với một cá thể nhất biệt, dù có hai loài bố mẹ bên cạnh.

TS Trễ cho rằng cóc hồng là loài quý hiếm xét trên phương diện khoa học, nghiên cứu di truyền học, cần đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Loài này có nguy cơ tuyệt chủng do khả năng tái sinh tự nhiên thấp, cần có nhiều công trình nghiên cứu nhân giống bảo tồn. “Cây cóc hồng duy nhất Việt Nam có thể là loài nhập nội. Có thể ông Ngô Đình Cẩn từng dùng nó chơi bon-sai. Với vai vế lúc đó, không khó để ông Cẩn sưu tầm những loài cây cảnh lạ và độc đáo như vậy”, TS Trễ nhận xét.

Chợt nhớ lần trò chuyện với nhà nghiên cứu Dương Phước Thu (Huế), người có nhiều năm nghiên cứu về gia đình họ Ngô. Được biết, “cậu Cẩn” có thú chơi chim, cá, gà, trăn đến cưỡi bò, sưu tầm cây quý… Đã chơi là phải thứ “độc”, chỉ có một mà không có hai. Hỏi chuyện cóc hồng, ông Thu cho rằng nếu “cậu Cẩn” sưu tầm cái bon sai khác thường kia để chơi thì điều đó không có gì lạ, đặc biệt vào lúc ông đang có đầy quyền uy như một lãnh chúa và luôn có nhiều kẻ xu nịnh, cơ hội, hãnh tiến vây quanh.

Qua bao biến cố thời cuộc, cây cóc hồng tồn tại cho đến giờ cũng có lắm điều lạ lùng. Một dạo xảy ra việc chuyển đổi chủ sở hữu khu du lịch ở Tân Mỹ (sau này là Abalone rồi Tam Giang Resort). Đám bảo vệ cũ lúc giao thời nảy ý đồ bứng hai cây cóc đem bán vì nghe đồn là cực quý. Cuối cùng, họ vẫn không sao thực hiện được dù chẳng bị ai ngăn cản.
Trước đó, TS Trễ cũng từng can ngăn một ông chủ có ý định phá bỏ hai cây hiếm để cải tạo lại khuôn viên. Lần khác về Tân Mỹ, tình cờ gặp ông chủ mới vừa đến tiếp quản khu du lịch và có kế hoạch lấp cống dẫn thủy triều cung cấp nước mặn, ô-xy cho khoảnh rừng có hai cây cóc hiếm. Thiếu ô-xy cây sẽ chết.

Tiếp nhận thông tin từ nữ tiến sĩ, vị tân giám đốc lập tức yêu cầu dừng lấp cống, cho tôn tạo khu vực có hai bon-sai ngập mặn, chỉ đạo bảo vệ nghiêm ngặt. Có thời lo lắng cho cây, Giáo sư Phan Nguyên Hồng- thầy của tiến sĩ Trễ - từng hỗ trợ tiền túi để bà mua đứt cây cóc hồng di đi nơi khác phục vụ nghiên cứu. Khó khăn về quản lý chăm sóc và sợ nhất là cây chết sau khi bị bứng đi, tiến sĩ Trễ ngưng ý định trên.

Rồi một ý tưởng mới hình thành trong tâm huyết nữ tiến sĩ mê rừng ngập mặn: “Giờ thì yên tâm, khi các cây cóc quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt trong khu Tam Giang Resort. Tỉnh đang triển khai đề án bảo tồn rừng ngập mặn, tôi chỉ mong đề án trích một phần kinh phí kết hợp đầu tư từ doanh nghiệp để sớm nghiên cứu xây dựng tại Tân Mỹ một khu bảo tồn rừng ngập mặn với đa dạng các loài trên thế giới chứ không riêng các cây cóc. Làm vậy sẽ tốt cho cả doanh nghiệp lẫn địa phương trong bảo tồn, nghiên cứu, phát huy giá trị rừng ngập mặn, thu hút khách du lịch”.