Bào chế MẠCH NHA-Hordeum vulgare

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

MẠCH NHA


Tên khoa học: Quả chín của cây Đại mạch (Hordeum vulgare L., Hordeum sativum Jess.), họ Lúa (Poaceae), làm mọc mầm, sấy ở nhiệt độ dưới 60°C.
Họ lúa (Poaceae)
Bộ phận dùng: hột lúa mạch mì đã có mầm, Hột khô chắc cứng, mọc mầm đều, còn đủ mầm, không ẩm mốc, không nát là tốt,
Xưa nay ta vẫn dùng hột đại mạch nghĩa là mạch nha không mầm, phơi khô, như thế là không đủ. Nên dùng cốc nha tức là hạt thóc tẻ (Oriza sativa L) thóc chiêm ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô.
Thành phần hóa học: Mạch nha và cốc nha có thành phần hóa học giống nhau, có tinh bột, chất béo, protid, men chuyển hóa đường (mantose, saccharose glucose), sinh tố B, lexitin; các men amylase, mantase.
Tính vị - quy kinh:
Vị mặn, tính ôn (mạch nha)
Vị ngọt, tính ôn (cốc nha)
Cả hai loại cùng vào hai kinh tỳ và vị.
Tác dụng: Tiêu hóa, hạ khí ức, tiêu tích.
Công dụng: Trị cam tích trẻ con, trị thực tích.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 16g.
Kiêng kỵ: người có thai hoặc đang cho con bú thì không nên dùng (mất sữa).
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng thứ lúa mạch hột to, ngâm vào nước cho mềm thấu, vớt ra để ráo nước, ủ độ 5 - 6 ngày cho hấp hơi nóng, mọc mầm rồi phơi khô, khi dùng làm thuốc thì sao cho giòn, xát bỏ vỏ.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Ta không có và cũng không nhập mạch nha nên chỉ dùng đại mạch, sao qua cho vàng để dùng.
Bảo quản: Rất dễ mốc, mọt; để nơi khô, râm mát, đựng lọ kín.

Bào chế MỘT DƯỢCCommiphora myrrha Engler.; Họ trám (Burseraceae)

MỘT DƯỢC


Tên khoa học: Commiphora myrrha Engler.; Họ trám (Burseraceae)
Bộ phận dùng: Nhựa cây một dược.
Từng cục, từng khôi, ngoài vỏ đỏ nâu, trong sáng bóng có đốm trắng, khó tán bột, mài với nước trắng như sữa; phơi nắng thì hóa mềm dẻo và thơm, đốt vào lửa không chảy nhưng cháy có mùi thơm nồng.
Thành phần hóa học: Có nhựa cây 20 - 30%, trong nhựa này có a-b-7 acid commiphoric và acid commiphorinic; có tinh dầu 2,5 - 9% trong này có dầu đinh hương và dầu thông.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính bình, vào kinh can.
Tác dụng: Thông 12 kinh; làm thuốc tán huyết, tiêu sưng, cắt cơn đau, lên da non.
Công dụng: Trị vết thương đâm chém, trị lở độc, bệnh trĩ, bệnh lậu.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Kiêng kỵ: Không ứ trệ và mụn nhọt đã phá miệng không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Cho một ít rượu vào nghiền nát, phi qua nước, phơi khô, hoặc nghiền tán với bột nếp
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Nhặt bỏ tạp chất, sao qua với đăng tâm rồi đem tán bột.
Bảo quản: Đậy kín, tránh ẩm, để nơi khô ráo.

Bào chế MỘC THÔNG-Aristolochia manshuriensis

MỘC THÔNG


Tên khoa học: Aristolochia manshuriensis Kom.; Họ mộc hương (Aristolochiaceae)
Bộ phận dùng: Thân leo. Thân vàng nhạt, trong vàng nhiều, xốp có tia.
Thân xấu thì đen, mọt. Ta có dùng dây cây mộc thông nam còn gọi là tiểu mộc thông (Clematis’sp), họ mao lương để thông lợi tiểu.
Thành phần hóa học: Tinh dầu, chất akebin v.v…
Tính vị - quy kinh: vị đắng, tính hơi hàn. Vào bốn kinh tâm, phế, tiểu trường và bàng quang.
Tác dụng: Hành thủy, tả hỏa, thông lợi huyết mạch.
Công dụng: Trừ thấp nhiệt trong tỳ vị, thòng khiếu và huyết mạch, xuống sữa, lợi tiểu, trị thủy thũng.
Liều dùng: Ngày dùng 3-6g.
Kiêng kỵ: hoạt tinh, tiểu tiện nhiều, đàn bà có mang không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Đem mộc thông ngâm nước cho nước thấm vào lỗ thông, mang thái lát, âm can không nên phơi nắng vì phơi nắng sẽ biến ra sắc trắng tro.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Mua về đã cạo vỏ, không phải rửa, thái lát mỏng phơi khô. Làm hoàn tán thì sấy khô tán bột.
Bảo quản: dễ bị mốc mọt nên phải để chỗ kín, khô ráo, nên dùng nhanh, không nên trữ lâu sợ biến ra sắc đen; thứ cũ, để lâu ngày không nên dùng.

Bào chế MỘC TẶC (cỏ tháp bút)-Equisetum arvense

MỘC TẶC (cỏ tháp bút)


Tên khoa học: Equisetum arvense L.; Họ mộc tặc (Equisetaceae)
Bộ phận dùng: Thân và cành. Thân và cành có đường dọc thẳng, rỗng, có mắt màu xanh nâu, to và giống hình đầu tháp bút, nhám.
Chọn loại khô, sắc xanh, dày, sạch gốc rễ, không vụn nát là tốt.
Thành phần hóa học: Chất chua, chất đường và nhựa; ngoài ra còn còn có acid silixic.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng. Vào ba kinh can, đởm và phế.
Tác dụng: Lợi thấp, giải cơ, lợi tiểu.
Công dụng:
+ Dùng sống: trị đau mắt có màng mộng, tiêu tích báng, ích can đởm.
+ Tẩm sao: trị rong kinh, băng huyết.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 8g.
Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa thịnh không có phong hàn thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Tẩm đồng tiện 1 đêm sấy khô
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch (nêu bán), thái đoạn 2cm (làm kỹ hơn thì cắt bỏ mắt phơi khô), phơi râm cho khô (thường dùng), tẩm đồng tiện một đêm rồi sao cháy hoặc đốt tồn tính.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.

Bào chế MỘC QUA-Chaenomeles lagenaria

MỘC QUA


Tên khoa học: Chaenomeles lagenaria (Lois.) Koidz (Cydonia lagenaria Lois); Họ hoa hồng (Rosaceae)
Bộ phận dùng: Quả. Quả khô cứng đã bổ đôi lấy hết hột, thịt dày, ruột nhỏ, chắc nặng là tốt. Quả xốp, vàng, ruột to là xấu.
Thành phần hóa học: Có một số acid hữu cơ và sinh tố C, saponin, tanin và flavonosid.
Tính vị - quy kinh: Vị chua, tính ôn. Vào bốn kinh tỳ, vị, can và phế.
Tác dụng: Điều hòa tỳ khí, thu liễm, trừ thấp nhiệt, bình can.
Công dụng: Trị hoắc loạn, gân co quắp, tê thấp.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Bí đái, trường vị tích nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy mộc qua đã khô, tẩm nước ủ một ngày đồ mềm, vừa đồ vừa thái (để nguội thì cứng lại), phơi khô dùng sống hoặc tẩm rượu sao.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Mua về đã bổ đôi, rửa sạch ủ một đêm, thái mỏng phơi khô, khi dùng đập dập.
Bảo quản: Dễ mốc mọt nên phải để nơi khô ráo, thoáng gió. Có thể sấy hơi diêm sinh.

Bào chế MỘC HƯƠNG-Saussurea lappa Clarke.

MỘC HƯƠNG


Tên khoa học: Saussurea lappa Clarke.; Họ cúc (Asteraceae)
Bộ phận dùng: Rễ cây xuyên mộc hương. Mộc hương có nhiều dầu thơm là tốt nhất. Ở ta còn dùng vỏ cây bùi tía (còn được gọi là vỏ dụt) để thay mộc hương gọi là nam mộc hương.
Thành phần hóa học: Tinh dầu thơm, chất nhựa, inulin.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, the, tính ôn. Vào kinh tam tiêu.
Tác dụng: Hành khí, kiện tỳ hóa vị, khai uất, tiêu hóa, giải độc, lợi tiểu.
Công dụng: Trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, đau bàng quang, tiểu tiện bế tắc, tiết tả đi lỵ.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Kiêng kỵ: các chứng do khí yếu gây ra, huyết hư mà táo thì kiêng dùng, kỵ nóng, kỵ lửa.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng vào thuốc điều khí thì dùng sống, nếu muốn cho chặt ruột thì bọc bột nướng chín dùng (Lý Thời Trân)
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, phơi râm cho khô, thái mỏng rồi tán bột, khi dùng cho vào nước thuốc thang, quấy đều mà uống.
Khi dùng mài với ít nước thuốc thang đã sắc rồi uống (cách này thường dùng).
Bảo quản: Dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, mát kín, kỵ nóng, không nên phơi nhiều làm mất mùi thơm.
Có thể sấy hơi diêm sinh.

Bào chế MIẾT GIÁP (mai cua đinh)

MIẾT GIÁP (mai cua đinh)


Tên khoa học: Carapax Amydae
Bộ phận dùng: Mai (mu ở trên). Mai cua đinh núi (Trionyx steindachneri) có gai trên lưng tốt hơn mai cua đinh nước (Trionyx senensis), đều thuộc họ Trionycidae.
Mai sắc lục, giữa xương sống có 8 đôi sườn quanh rìa nhiều yếm, khô, sạch thịt, không hôi, không vụn nát, nặng được trên 250g là tốt.
Thành phần hóa học: Có chất keratin, iod, sinh tố D.
Tính vị - quy kinh: Vị mặn, tính bình, Vào ba kinh can, tỳ, phế.
Tác dụng: Bổ âm, trừ nhiệt, trừ nóng âm ỉ trong xương, trụy thai.
Công dụng: Tích huyết sinh băng, trị ư nhọt đau tức; trĩ sang, sỏi sạn, trị kinh giản.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 16g.
Kiêng kỵ: Âm hư, dạ dày yếu, hay ỉa chảy, đàn bà có thai mà hay nôn mửa thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy một phần rượu bỏ vào hai phần tro bếp ngâm rồi gạn lấy nước trong, bỏ miết giáp vào ngâm một đêm rồi nấu cho nhừ (Lý Thời Trân).
Ngâm nước, rửa sạch thịt da, phôi khô, dùng cát nóng sao vàng, tẩm giấm (10kg dược liệu dùng 3kg giấm), rửa qua, phơi khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Trước hết cần làm sạch màng và thịt bằng các cách sau đây:
Luộc sôi 1 - 2 giờ (có người cho luộc làm mất chất).
Ngâm nước phèn một đêm (1kg dược liệu dùng 20g phèn, đổ ngập nước, quấy cho tan) (cách này thường dùng tại Viện Đông y).
Ngâm nước vôi loãng (1kg dược liệu 20g vôi sống) 3 ngày, mỗi ngày thay nước 1 - 2 lần.
Sau khi ngâm, dùng bàn chải tre đánh sạch thịt màng tự nó sẽ rời ra từng mảng; rửa sạch, để ráo, tẩm nước gừng, để khô. Dùng cát nóng sao vàng, lại tâm với giấm, để khô, rửa qua, sấy nhẹ hoặc phơi khô, giã dập dùng vào thuốc thang.
Không nên đế cả cái mai mà nướng trực tiếp lên than hồng (như nhiều nơi vẫn làm) rồi nhúng vào chậu giấm (3 lần) vì như vậy bị cháy và kém phẩm chất, hao nhiều.
Bảo quản: để nơi khô ráo thỉnh thoảng đem phơi vì dễ bị sâu bọ ăn.

Bào chế MẪU LỆ (vỏ hầu)-Ostrea sp.

MẪU LỆ (vỏ hầu)


Tên khoa học: Ostrea sp.; Họ mẫu lệ (Ostridae)
Bộ phận dùng: vỏ cứng con hầu to bằng bầu tay, dày, trắng xám không lẫn với các loại vỏ khác, không vụn la tốt.
Thành phần - hóa học: có Carbonat calci (80 - 95%), phosphat calci v.v…
Tính vị - quy kinh: Vị mặn, tính bình, hơi lạnh. Vào kinh can, đởm và thận.
Tác dụng: Làm mềm khối cứng, cố tràng, hóa đờm.
Chủ trị: Hóa đờm, trị băng huyết, bạch đới, di tinh, đau dạ dày có nhiều dịch vị.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 40g.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, phơi khô. Có 3 cách điều chế:
+ Cho vào nồi đất trét kín, nung cho đến khi chín đỏ là được, miếng nào chưa đỏ thì đem nung lại, tán bột mịn.
+ Dựng gạch lên ba phía, trải lớp trấu lẫn than củi rồi lớp mẫu lệ, làm như vậy cho đến hết (để 1 lỗ ở giữa để thông hơi), trên cùng có phủ lớp than và trấu, đốt từ dưới lên. Khi được thì vỏ hầu bóp mềm, vụn, xúc ra, tán bột mịn.
+ Nếu số lượng ít, nung trực tiếp trên than hồng, thấy đỏ là được, tốn bột mịn.
+ Bột có thể tẩm ít giấm tùy theo đơn để trị bệnh về can huyết (1.000g bột dùng 100ml giấm)
Bảo quản: Bột màu xanh nhạt là tốt, để nơi khô ráo.

Bào chế MẪU ĐƠN BÌ-Paeonia suffruticosa Andr.

MẪU ĐƠN BÌ


Tên khoa học: Paeonia suffruticosa Andr.; Họ mao lương (Ranunculaceae)
Bộ phận dùng: Vỏ, rễ. Vỏ sắc đen nâu, thịt trắng, nhiều bột, vỏ dày rộng, không dính lõi, mùi thơm là tốt.
Thành phần hóa học: Vỏ rễ chứa một loại glucosid, sau khi vào cơ thể phân giải thành paenola và glucose. Ngoài ra còn, acid benzoic, tanin v.v…
Tính vị - quy kinh: Vị cay, đắng, tính hơi hàn. Vào bốn kinh tâm, can, thận và tâm bào.
Tác dụng: Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết, dùng làm thuốc thông kinh.
Công dụng:
- Dùng sống: trị phát ban, kinh giản, lao nhiệt, sang lở.
- Tẩm rượu sao: trị kinh bế, sang lở, hòn cục.
- Sao cháy: trị thổ huyết, đố máu cam, đái ra huyết.
Liều dùng: 8 - 16g/1 ngày.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Rửa sạch, cạo bỏ vò ngoài, bổ ra bỏ lõi, sấy khô. Có thể không cạo bỏ vỏ ngoài, chỉ bỏ lõi. Khi dùng tẩm nước ủ mềm, thái lát, phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao qua, hoặc sao cháy.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Mua về rửa sạch ủ mềm một đêm, nếu còn lõi thì bỏ đi, thái lát, phơi râm (dùng sống)
Có thể tâm rượu sao qua hoặc cháy tùy theo đơn (dùng chín)
Bảo quản: để nơi khô ráo, tránh nóng để giữ hương vị, đậy kín.

Bào chế MẬT ONG-Mel

MẬT ONG


Tên khoa học: Mel
Nguồn gốc: Mật ong là một chất lỏng, hơi sền sệt, vị ngọt do nhiều giống ong hút mật của nhiều loại hoa đem về tổ chế biến cô đặc mà thành.
Có nhiều giống ong cho mật ong: giống Apis (A. mellifica, A. chinensis…), giống Maligona… Tại Lao Cai (Sa Pa) có loại ong ruồi (ong nhỏ) cho thứ mật ong trắng và ong khoái (to hơn) cho thứ mật ong màu vàng.
Ong thuộc họ ong (Apidae), bộ cánh mỏng (Hymonopterao).
Phẩm chất: phẩm chất mật ong thay đổi tùy theo tính chất các hoa và thức ăn của ong, Có loại mật ong độc vì ong hút mật của các cây độc (phụ tử, đỗ quyên), có người ăn mật ong bị say cũng do nguồn gốc này.
Mùi và vị của mật ong cũng như giá trị của nó phụ thuộc vào các loại hoa có trong vùng. Mật ong Lạng Sơn, Phú Thọ được nổi tiếng nhưng chưa được nghiên cứu kỹ.
Nói chung phải thơm quánh, không chua, màu có thể nâu hay vàng, không bị màu rỉ thùng sắt, nếm thấy ngọt gắt ở cổ một lúc thấy khát nước, nhỏ một giọt vào giữa gan bàn tay hay lên tờ giấy thấm, giấy bản, giọt mật vẫn đứng tròn nguyên không loang là tốt.
Thứ có đọng như cát ở dưới thùng là xấu.
Thủy phần từ 14 - 20%, quá nữa sẽ chua.
Mật ong ở nước ta có khi bị giả mạo bằng nước đường, có khi bằng cách cho ong ăn mật mía để nhả ra mật ong có rất nhiều saccarose.
Thành phần hóa học: có lẫn lộn ba thứ: glucose, levulose, trên 70%, ít đường mía (saccharose) dưới 3%; các chất men, albumin, acid hữu cơ, các chất vô cơ, các chất phân hóa tố, các chất thơm và nhất là các sinh tố A, B, C, D…
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào năm kinh tâm, tỳ, phế, vị và đại trường.
Tác dụng: Bổ trung tiêu, ích khí, nhuận táo.
Công dụng: Trị ho, tim và bụng bị đau, xích bạch lỵ, đại tiện bí, khó đẻ, sản phụ khát nước, trị bỏng, lở đầu âm, hóc xương cá. Còn dùng làm thuốc bố toàn thân, chế thuốc viên hoàn.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 40g hoặc hơn nữa.
Tây y: Chữa loét dạ dày, tá tràng.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn (ỉa chảy) và hay đầy bụng thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Nấu cách thủy cho đến khi nhỏ một giọt vào ly nước mà không tan thì dùng càng tốt mà không nhiễm hóa độc.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Mật ong dùng để ăn và làm thuốc không chế biến; nhưng để làm thuốc cao nước, thuốc hoàn tán, tẩm sao thuốc phiến thì làm như sau:
Mật ong thường có lẫn tạp chất: ruồi làng, xác ong, chân, cánh ong và kiến v.v… độ loãng và đặc khác nhau nên phải tùy từng bài thuốc mà chế biến lại cho thích hợp.
- Thuốc cao nước: trong bài thuốc cao nước có mật ong thì lấy mật ong nhẹ đun sôi lăn tăn, bọt nổi lên với các tạp chất thì vớt đi, đến khi không thấy bọt nổi nữa thì thôi, lọc qua vải rây thường. Nếu để còn bọt thì thuốc sau này có thể bị chua.
- Thuốc hoàn: đối với những bài thuốc có những vị hút nước như long nhãn và thục địa thì mật ong phải cô thành chậu; lấy mật ong đun sôi lăn tăn, vớt bỏ cho đến hết bọt nổi lên. Lọc qua rây thường rồi cô đến khi một giọt mật ong vào ly nước không tan là được.
+ Đối với những bài thuốc có vị hút nước nhiều hơn thì làm như trên nhưng cô lại còn một nửa.
+ Đối với những bài thuốc dùng thúng lắc, hay máy vo viên mà có mật ong thì thêm nước vừa đủ cho loãng ra, đun sôi bỏ bọt, rồi lấy trọng lượng mật ong bằng 1/3 trọng lượng bột của bài thuốc (thuốc bắc) hoặc 1/2 trọng lượng thuốc (thuốc nam) để làm hồ.
- Thuốc phiến: Thuốc phiến thường cũng có vị phải tẩm mật ong (hoàng kỳ, tang bạch bì), thường 1kg dược liệu dùng 100g mật ong, thêm nước sôi vừa đủ cho loãng ra, lọc qua rây nếu có tạp chất, với hoàng kỳ thì thêm 200ml nước, với tang bạch bì thì nhiều nước hơn.
Bảo quản: Dễ hút ẩm, sinh chua, dễ hút các mùi xung quanh.
Cần đựng trong bình hoặc lọ nút kín, không đựng thùng sắt, tránh xa các mùi thối, ét xăng; tránh sâu bọ ruồi nhặng, chuột, thằn lằn.

Bào chế MẬT MÔNG HOA-Buddleia officinalis Maxim.

MẬT MÔNG HOA


Tên khoa học: Buddleia officinalis Maxim.; Họ mã tiền (Loganiaceae)
Bộ phận dùng: Hoa. Hoa mật mông hình tròn dài, toàn hoa bọc đầy lông mềm, sắc hơi trắng vàng óng ánh, xốp nhẹ không lẫn tạp chất là tốt.
Có một số địa phương dùng hoa cây bùng bục thay mật móng hoa là không đúng.
Thành phần hóa học: Flavonoid: Linarin, luteolin và apigenin
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính hơi hàn. Vào kinh can.
Tác dụng: Nhuận gan, sáng mắt, tan màng mộng.
Công dụng: Chữa thong manh, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, có tia đỏ trong mắt, trẻ em lên đậu.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Mật mông hoa nhặt sạch tạp chất, tẩm rượu 1 đêm vớt ra để khô, lại tẩm mật đồ trong 3 giờ, phơi khô, làm như thế 3 lần (Lôi Công).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Dùng sống: bỏ tạp chất dùng nguyên hoa.
Dùng chín: tẩm mật sao qua.
Bảo quản: thứ sao mật nên để vào thùng đậy kín, chỉ chế đủ dùng trong thời gian 5 - 7 ngày. Để chống mốc và bảo đảm phẩm chất, tốt nhất là dùng đến đâu chế đến đấy.

Bào chế MẬT ĐÀ TĂNG-Lithargyrum

MẬT ĐÀ TĂNG


Tên khoa học: Lithargyrum
Bộ phận dùng: Dùng đáy lò nấu vàng bạc lâu năm. Đáy lò vỡ người ta nấu lại thành miếng đen óng ánh xám.
Có thứ tự nhiên, từng cục vuông bằng đầu ngón tay; ánh vàng sẫm.
Thành phần hóa học: Tinh bột, chất muxin, anlăngtơn, acid amin v.v…
Tính vị - quy kinh: Vị mặn, cay, tính bình, hơi độc. Vào kinh can.
Tác dụng: Thuốc sát trùng.
Công dụng: Thường dùng làm thuốc bị bệnh ngoài da, trị sang lở, chốc đầu, nước ăn chân (trộn với dầu), trị hôi nách (trộn với giấm)
Cách bào chế: dùng sống tán bột mịn hoặc nung đỏ, để nguội rồi tán lấy bột (rây số 22).
Trộn với dầu mè, dầu thầu dầu, giấm v.v… đến độ sền sệt.
Bài thuốc cao trị chàm (Eczema)
Thành phần:   Mật đà tăng:      500g
Hoàng đơn:       20g
Vỏ chàm:       300g
Thầu dầu:       1000g
Điều chế: Mật đà tăng tán nhỏ rây mịn. Hoàng đơn tán nhỏ rây mịn. Vỏ chàm đốt tồn tính, tán mịn.
Dầu thầu dầu, mật đà tăng, vỏ chàm đun sôi 10 phút rồi cho hoàng đơn vào quấy đều, bắc ra lại quấy đều cho đến khi nguội (nếu không mật đà sẽ lắng xuống).

Rót vào lọ rộng miệng, quấy đều khi dùng.

Bào chế MẠN KINH TỬ (cây quan âm)-Vitex trifolia L.

MẠN KINH TỬ (cây quan âm)


Tên khoa học: Vitex trifolia L.; Họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae)
Bộ phận dùng: Quả. Quả nhỏ bằng hạt tiêu, chắc cứng, vỏ dày, sắc xám đen, có mùi thơm đặc biệt, không lẫn tạp chất là tốt. Quả non, xốp, ít mùi thơm là xâu.
Thành phần hóa học: Tinh dầu (chủ yếu là camphen và pinen), còn có rượu diperten và terpenylacetat.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, cay, tính hơi hàn. Vào ba kinh can, phế, bàng quang.
Tác dụng: Tán phong nhiệt, mát huyết.
Công dụng: Cảm cúm nhức đầu, chóng mặt, đau mắt (mắt đau nhức), tê thấp, co giật.
Liều dùng: Ngày dùng 6- 12g.
Kiêng kỵ: nhức đầu, đau mắt do huyết hư không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
+ Dùng mạn kinh tử thì bỏ tai, tẩm rượu một lúc, đồ chín độ 3 giờ, phơi khô dùng (Lôi Còng)
+ Bỏ tai, giã nát dùng (Lý Thời Trân)
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Sấy bỏ tạp chất, dùng sống (thường dùng).
+ Tẩm rượu sao qua dùng trong trường hợp phong thấp cả co giật.
+ Hạt, lá làm gối gối đầu để trị đau đầu, nhức mỏi.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.

Bào chế MẠCH MÔN ĐÔNG (củ tóc tiên)Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker. Gawl.

MẠCH MÔN ĐÔNG (củ tóc tiên)


Tên khoa học: Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker. Gawl.; Họ hoàng tinh (Convallariaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (củ) to bằng đầu đũa, mềm, vỏ trắng vàng, thịt ngọt, không mốc, không bị teo là tốt; củ cứng vị đắng không nên dùng.
Thành phần hóa học: chất nhầy, chất đường.
Tính vị - quy kinh: vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Vào ba kinh tâm, phế và vị.
Tác dụng: Thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị, sinh tân.
Công dụng: Trị ho, miệng khát, kinh nguyệt khô, sữa không thông.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư, đại tiện tiết tả không nên dùng
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Tẩm nước nóng cho mềm, rút bỏ lõi. Muốn tán bột thì sau khi rút bỏ lõi, đưa ra để nguội, làm như vậy 3 - 4 lần thì khô giòn, tán bột.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch cho nhanh (không ngâm nước lâu) để ráo nước cho se vỏ, dùng cái nhíp cùn rút bỏ lõi, củ to thì bổ đôi phơi khô hoặc sao qua khi dùng.
Bảo quản: Đậy kín, để nơi khô ráo vì dễ mốc.

Bào chế MÃ XỈ HIỆN (rau sam)-Portulaca oleracea L.

MÃ XỈ HIỆN (rau sam)


Tên khoa học: Portulaca oleracea L.; Họ rau sam (Portulacaceae)
Bộ phận dùng: lá, cả cây, dùng tươi hoặc khô. Lá cây to, sạch đất cát, không lẫn tạp chất, không mốc, không nát là tốt.
Thành phần hóa học: Chất dầu, chất béo, các vitamin A, B và C.
Tính vị - quy kinh: Vị chua, tính hàn. Vào ba kinh tâm, phế và tỳ.
Công dung: Trị bạch đới, trị kiết lỵ, táo bón, mụn nhọt, đinh độc.
Liều dùng: Ngày dùng 50 - 100g rau sam tươi.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư, đại tiện lỏng, đàn bà có mang không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Rau sam rất khó khô, khi dùng nên hái lấy lá rửa sạch, dùng chày gỗ hòa giả nát, phơi chông khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Thường dùng tươi, ít dùng khô.
Khi dùng giã nát với ít muối, vắt lấy nước uống hoặc đắp vào chỗ bị thương.
Vắt lấy độ một bát (200ml) nước rau sam, đun lên cho nóng cho vào hai cái lòng trắng trứng gà. Ngày uống 1 lần, trong 2 - 3 ngày để trị bạch đới.
Vắt lấy nước rau sam (độ 1kg) cho vào 1kg si-rô, quấy đều, hâm qua cho nóng già (60 -70 độ), để nguội, đậy kín, cho vào tủ lạnh (trị kiết lỵ).

Bào chế MÃ TIỀN (cây củ chi)-Strychnos nux-vomica L

MÃ TIỀN (cây củ chi)


Tên khoa học: Strychnos nux-vomica L.; Họ mã tiền (Loganiaceae)
Bộ phận dùng: Hạt. Hạt có lẫn vỏ ngoài rất cứng, nhiều lông tơ, trong thân là "nhân" gồm 2 phôi nhũ, cuống phôi nở ra có hai tử diệp rất bé gọi là "mầm".
Dùng thứ hạt chắc khô, nhân vàng ngà; không mốc, mọt, đen nát và lép.
Thành phần hóa học: Trong nhân có manan(15%) galactan (85%), một chất dầu (4 - 5%), một leteroxid là doganin (15%) và có nhiều alcaloid chủ yếu là strycnin và bruxin. Tỷ lệ alcaloid toàn phần độ 2,7 - 8%. Dược thư Pháp quy định tỷ lệ này ít nhất là 2%, nhiều nhất là 8% (trong này stryomin chiếm 43 - 45%).
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào hai kinh và 12 kinh lạc.
Công dụng - liều dùng: Kích thích tiêu hóa, trị nhức mỏi tê chân tay (xoa bóp bên ngoài), trị thần kinh suy nhược và thiếu máu.
Liều tối đa:  một lần 0,4g, một ngày 1g (theo quy định của Bộ Y tế).
Cách bào chế:
Theo Tây y:
Rửa nhanh mã tiền bằng nước thường: đồ lên, khi thấy mềm thái mỏng, xay trong cối sắt, sấy khô, tán lại trong cối bằng sắt kín, rây số 22.
Bột vàng xám, rất đắng, phải có 2,5% alcaloid toàn phần.
Theo Trung y:
Cho cát vào nồi đất rang nóng đến 1000 bỏ hạt mã tiền vào sao nóng tới 2000; hạt sẽ phồng lên, nổ lép nhép, lớp lông nhung ở ngoài bị chấy vàng. Khi ngoài vỏ có đường tách nẻ thì lấy hạt và cát ra, sàng bỏ cát; cho hạt vào máy quay cho sạch lóng nhung đã bị cháy, tán bột.
Phải làm sạch hết lông, không thì gây ngứa cổ họng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Ngâm hạt vào nước vo gạo 1 ngày đêm, vớt ra rửa sạch cho vào nồi nấu với cam thảo trong 3 giờ (cứ 100g hạt thì cho vào 400ml nước và 20g cam thảo); lấy dần ra dùng bao bóc vỏ khi còn nóng, bỏ mầm.
+ Cho hạt mã tiền vào dầu mè đã đun sôi, đến khi thây hạt nào nổi lên thì vớt ra ngay (để lâu quá thì cháy đen, mất tác dụng), Thái nhỏ, sấy khô đậy kín (thường dùng).
+ Đồ hạt mã tiền vào nước thường hoặc nước vo gạo hay nước đồng tiện một ngày đêm. Khi thấy mềm lấy ra bóc vỏ, bỏ mầm thái mỏng, sấy khô, tẩm dầu mè một đêm, sao vàng đậm, cho vào lọ đậy kín (thường dùng).
+ Cho vào cát nóng rang cho cháy lông, nút vỏ thì lấy ra sàng bỏ cát, vỏ, lấy nhân, bỏ mầm, thái nhỏ hoặc tán bột, đựng kín.
+   Dùng ngoài để sống, giã nát, ngâm với rượu 400 trong 7 ngày để xoa bóp.
Quy định của Bộ Y tế: lấy hạt của quả cây mã tiền ngâm vào nước vo gạo khoảng 36 giờ, đến khi mềm cạo vứt bỏ vỏ ngoài và mầm, sau đó thái mỏng. Sấy khô tâm dầu mè một đêm, sao cho vàng đậm (cho hết dầu) cho vào lọ đậy kín.
Định lượng hoạt chất mã tiền trước và sau khi bào chế (18)
Mã tiền cả vỏ đồ lên, thái nhỏ, sấy khô (nhẹ lửa) tán bột có 2,7% alcaloid toàn phần.
Mã tiền đồ lên, bóc vỏ thái nhỏ, tẩm dầu mè một đêm, sao vàng có 1,26% alcaloid toàn phần.
Bảo quản: hạt mã tiền sống, thuốc độc bảng A; hạt mã tiền đã bào chế, thuốc động bảng B. Rất dễ bị sâu mọt, hút ẩm đen ruột.

Bào chế MA HOÀNG-Ephedra sinica Stapf

MA HOÀNG


Tên khoa học: Ephedra sinica Stapf., Ephedra equisetina Bunge., Ephedra intermedia schrenk et Mey.; Họ ma hoàng (Ephedaceae)
Bộ phận dùng: Thân (phần trên mặt đất).
Rễ ít dùng gọi là ma hoàng căn. Thân thẳng, có từng đốt giống như cỏ bắc còn giũ được màu xanh (thường chỉ vàng xanh) vê tay ngửi có mùi thơm, nếm thấy tê tê lưỡi là tốt.
Thành phần hóa học: Ephedrin 80% trong alcaloid toàn phần (0,8 - 1,4%) và các alcaloid khác cùng loại với ephedrin.
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tê tê, hơi đắng, tính ôn. Vào hai kinh phế và bàng quang.
Tác dụng:
- Thân: thông hành kinh lạc, làm thuốc phát hãn.
- Rễ: chỉ hãn.
Công dụng:
Theo Trung y:
+ Thân: Dùng sống để phát hãn trị ngoại cảm phong hàn, lợi thủy; sao tẩm: chặn ho hen.
+ Rễ: Trị ra mồ hôi trộm.
Liều dùng: Ngày dùng 2 - 6g.
Theo Tây y:
Trị hen suyễn, choáng, nổi mẩn, ho gà (dùng hoạt chất); trị thấp khớp (dùng sắc).
Ngày dùng nước sắc 200ml.
Kiêng kỵ: Khí hư, tụ ra mồ hôi thì không dùng (thân cây)
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Cắt bỏ mắt và rễ sôi mười dạo vợt bỏ bọt mà dùng. Nấu giấm sôi mà tay phơi khô.
Tẩm mật loãng (1/2 mật, 1/2 nước) sao qua (để tránh ra mồ hôi nhiều quá).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Thân: cắt khúc 1 - 2cm (dùng sống). Cũng có thể tẩm mật loãng hoặc tẩm giấm sao qua.
+ Rễ: rửa sạch, thái khúc, phơi khô.
Bảo quản: Để nơi mát, khô, tránh ánh sáng.
Ghi chú: Rễ cây ma hoàng có tác dụng chỉ hãn ngược với tác dụng của thân ma hoàng.

Bào chế LONG NHÃN-Euphoria longana Lour.Steud.; Họ bồ hòn (Sapindaceae)

LONG NHÃN


Tên khoa học: Euphoria longana Lour.Steud.; Họ bồ hòn (Sapindaceae)
Bộ phận dùng: Cùi của quả. Long nhãn cùi dày, trong, mó vào không dính tay, vị ngọt, không chua, không sâu, không mốc, không nát và không có trứng sâu, không có ruồi bọ, không cháy đen là tốt.
Thành phần hóa học: Cùi của quả có sinh tố A và B, đường glucose, đường saccarose.
Hột có chất bột, dầu mỡ và chất chát.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh tâm và tỳ.
Tác dụng: Ích can, an thần, định trí, bổ huyết, bổ tâm tỳ.
Công dụng: Trị lo nghĩ thái quá, nhọc mệt, hay quên, hồi hộp.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Kiêng kỵ: Người bị cảm, trong có uất hỏa và tích nước, đầy trướng đều không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Long nhãn đã thành thành phẩm không cần phải bào chế.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Long nhãn đã biến chế rồi nhưng sợ để lâu có nhiễm trùng, nén mang chưng cách thủy độ 3 giờ, sấy gần khô. Nếu dùng làm thuốc hoàn tán thì mang giã bét mỏng với bột thuốc khác hoặc nấu nhừ lấy nước đặc, bỏ bã, cô đặc lẫn với mật mà luyện thuốc hoàn.
Bảo quản: Tránh ruồi, đậy kín, để nơi khô ráo.

Bào chế LONG NÃO

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

LONG NÃO


Tên khoa học: Cinnamomum camphora L.; Họ long não (Lauraceae)
Bộ phận dùng: Bột kết tinh sau khi cất gỗ, lá cây long não. Bột trắng, mùi thơm đặc biệt, có khi người ta đóng bột thành khôi vuông.
Loại khô, hạt nhỏ thật trắng, không ẩm, chảy, không lẫn tạp chất là tốt.
Thành phần hóa học: Thân, cành, rễ, lá có long não (camphor) và tinh dầu.
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính nóng. Vào ba kinh phế, tâm và can.
Tác dụng: thuốc hưng phấn, sát trùng.
Công dụng: Trừ nhọt, trừ hàn thấp; trị sang lở, liệt dương, đau nhức.
Liều dùng: Ngày dùng 2 - 4g.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Ngâm cồn 600 với tỷ lệ 1/10 để xoa bóp.
Bảo quản: Bột và cồn đựng lọ kín. Lọ đựng long não có thêm đăng tâm đế không mất hương vị.

ĐƠN - ĐĨNH

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

ĐƠN - ĐĨNH


1 - Đơn
Lúc đầu dùng chỉ những chất điều chế từ các khoáng chất chứa kim loại như Hồng đơn, Chu sa. Nhưng về sau, một số đơn thuốc phải trải qua các giai đoạn điều chế phức tạp cũng gọi là đơn.
Hiện nay, chữ đơn đã mất hết ý nghĩa ban đầu của nó. Nhiều dạng thuốc khác nhau như bột, viên hòn cũng mang tên đơn.
Ví dụ :
Hồng thăng đơn, Nhân đơn, Hồi xuân đơn, Ích nguyên đơn..Đơn bổ huyết
Kỹ thuật điều chế những laọi này như các dạng thuốc tương ứng.
2- Đĩnh
Đỉnh là dạng thuốc rắn, hình khối như hình chữa nhật, hình trụ... và được điều chế từ bột thuốc và tá dược dính theo khối lượng qui định từ 0,5 g đến 10 g.
Thuốc Đĩnh có thể chất rắn, khi dùng thường mài vào nước để uống hay bôi xoa bên ngoài. Điều chế thuốc Đĩnh bằng cách tạo khối dẻo từ bột thuốc và tá  dược dính, nặn thành khối hay ép trong khuôn.
Thuốc Đĩnh còn gọi là thuốc Đỉnh. Thuốc Đĩnh có tên như vậy là do vì dạng thuốc giống như những đĩnh bạc, thoi vàng ngày xưa.
Đĩnh hay dùng nhất là : Tử kim đĩnh I, II1, II2 dùng để trị mụn ngọt, sang lở.

KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC CỐM

KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC CỐM


Cốm là dạng thuốc hiện nay cũng ít được sử dụng.
Cốm là dạng thuốc rắn, hình dáng giống hạt cốm và có chứa tới 50% là đường hay mật.
1. Thành phần
1.1. Dược chất 
Bao gồm các loại dược liệu là thảo dược, động vật, khoáng vật đã được tán thành bột mịn hoặc chế thành cao mềm, cao lỏng hay rượu.
1.2. Tá dược
Thường dùng mật, đường (Xirô), bột gạo nếp,
Bột mỳ làm chất dính
Bột Calci Carbonat, Calci photphat... để dùng làm khô.
2. Xử lý nguyên liệu
Xử lý giống như khi làm thuốc viên
2.1. Nấu cao
Áp dụng với đa số dược liệu. Mục đích để rút gọn thể tíc và làm cho thuốc dễ hấp thu, tác dụng nhanh.
Đem một phần hoặc toàn bộ dược liệu sắc với nước hoặc chiết với các dung môi khác và cô thành cao lỏng theo tỷ lệ 1 :1 hay 1 : 2 (tức là 1 ml dịch chiết tương ứng với 1 hay 2 g dược liệu khô).
2.2. Nghiền bột
Áp dụng cho dược liệu có nhiều tinh bột như Hoài sơn, ý dĩ... hoặc những dược liệu không chịu được nhiệt độ như hoa, lá, dược liệu chứa nhiều tinh dầu, Câu đằng....
Với những dược liệu có khả năng làm ngọt như Cam thảo, làm thơm như Tiểu hồi, Đinh hương... cũng lấy một phần nghiền thành bột để kết hợp làm chất điều hương vị cho thành phẩm.
Bột thuốc còn có vai trò là tá dược hút và rã.
Lượng bột chỉ nên chiếm từ 10 - 30% khối lượng của toàn đơn.
Bã dược liệu còn lại sau khi nghiền đưa phối hợp với các dựoc liệu khác để nấu cao.
2.3. phương pháp tiến hành làm cốm
Kết hợp bột thuốc, cao thuốc và tá dược thích hợp để tạo khối dẻo. Tá dược dùng cho cốm chủ yếu là các tá dựoc điều vị, tá dược hút, tá dược dính, tá dược rã.
Người ta lựa chọn để một tá dược đóng được vai trò của nhiều loại. Có hai nhóm tá dược chính.
2.3.1. Nhóm tá dược lỏng 
Nhóm này bao gồm Mật ong, xirô là những chất làm ngọt, chất dính và làm thuốc dễ rã. Ngoài ra có thể có một ít tinh dầu để làm thơm.
2.3.2. Nhóm tá dược rắn 
Nó bao gồm bột đường, bột bánh khảo, bột gạo rang tinh bột... là những chất làm ngọt, chất dính nội, chất hút và làm thuốc dễ rã.
Sau khi phối hợp dược liệu theo nguyên tắc bào chế thuốc bột đơn hay bột kép thì người ta cho thêm tá dược.
Nguyên tắc cho tá dược là: Nếu hỗn hợp dược liệu khô thì thêm tá dược lỏng và ngược lại nếu hỗn hợp dược liệu lỏng thì thêm tá dược rắn cho đến khi đảm bảo tạo thành khối dẻo thích hợp. Cách luyện này như là luyên thuốc tễ, không cần giã.
Xát hạt qua rây và sấy khô. Chỉ nên xát hạt cốm nhỏ có đường kính từ 0,5 đến 1 mm để tạo được cốm đều và đẹp, dễ tan rã, và phát huy tối đa tác dụng.
Cũng có khi tạo thành khối dẻo, người ta dàn mỏng lên khay men rồi sấy ở nhiệt độ thấp đến độ ẩm qui định, nghiền mịn, làm ẩm với cồn và xát hạt lại.
Thường xát trên một chiếu rây đồng hoặc một cái sàng có mắt thích hợp.
Khi sấy, cồn sẽ bay hơi làm cho cốm có màu sắc đồng nhất và đẹp hơn.
Thuốc cốm đông dược dẽ hút ẩm, có thể chảy và kết dính. Sau khi sấy khô đến độ ẩm 10% đưa rây lại và đóng vào túi polyetylen.
Chú ý: - Nếu khối dẻo cán mỏng cắt thành từng bánh hình tám giác, hình vuông, hình chữ nhật hay từng thỏi như chiếc bút chì ngắn hau đầu tròn thì được thuốc Đĩnh
- Không nên làm khối thuốc dẻo quá như làm viên bằng khay chia viên. Dẻo quá cốm sẽ thành sợi dài, bánh sẽ rắn không xốp. Trái lại khô quá sẽ rời vụn.
- Nếu công thức có nhiều chất lỏng thì cho thêm tá dược như: Calci carbonat, Calci photphat.
- Không nên sấy cốm ở nhiệt độ cao quá, chỉ nên sấy ở nhiệt độ từ 45 - 60°C.
4. Giới thiệu công thức
Hiện nay, người ta thường chế biến một số laọi cốm đông dược như cốm Bổ, cốm Tiêu thực, cốm Nghệ...
 Sau đây xin giới thiệu Cốm Nghệ
Công thức :      
Nghệ vàng                                  500 g
Mai mực (ô tặc cốt)                     200 g
Cam thảo                                    100 g
Tiểu hồi hương                              50 g
Đường kính                                   50 g
Mật ong                                    Vừa đủ                                    
Các điều chế :
Tán nghệ thành bột thô, ngấm kiệt với cồn 600 và lấy cao lỏng tỷ lệ 1/1.
Mai mực, Cam thảo, Tiểu hồi hương và Đường kính nghiền riêng thành bột mịn vừa, trộn đều theo nguyên tắc trộn bột kép.
Trộn bột thuốc với cao lỏng Nghệ.
Thêm mật luyện hay xirô đơn vừa đủ tạo thành một khối dẻo, xát hạt
Sấy khô, đóng túi polyetylen. Trọng lượng 50 g thuốc/ túi.
Công dụng :
Chữa đau dạ dày nhất là đau dạ dày thể hư hàn.
Ngày uống 10 g chia làm 2 lần với nước ấm.

KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC CAO DÁN

KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC CAO DÁN


1 - Định nghĩa
Hiện nay có một số khái niệm khác nhau về cáo dán.
* Định nghĩa 1
Thuốc cao dán là dạng thuốc ở nhiệt độ thường có thể chất dẻo, trở thành mềm và dính vào da ở nhiệt độ cơ thể và trở thành chất lỏng sánh ở nhiệt độ cao hơn nữa.
* Định nghĩa 2
Thuốc cao dán là dạng thuốc có thể chất mềm ở nhiệt độ thường, có khả năng tan chảy giải phóng hạt chất ở nhiệt độ cơ thể và thường được phết lên vải hay giấy để dán lên da với mục đích điều trị như chỗ dâu, nhức làm giảm đau hoặc dán lên các mụn nhọt đang ở thời kỳ nung mủ.
2- Ưu nhược điểm
2.1 - Ưu điểm
Cao dán có diện tích tác dụng rộng, kéo dài được tác dụng của thuốc, hiểu quả điều trị cao trong các trường hợp sưng độc, mụn nhọt. Điều chế đơn giản, có thể chế sẵn để dùng lâu dài, giá rẻ, bảo quản dễ.
2.2 - Nhược điểm  
Khi dán cao thuốc lâu làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của da, từ đó có thể làm thay đổi sự hấp thu thuốc.
3- Yêu cầu chất lượng
- Thuốc phải có thể chất thích hợp : Mềm dẻo ở nhiệt độ thường, nóng chảy ở 35 - 45#C.  ít thay đổi do thời tiết, dễ bảo quản, dễ bắt dính da, dễ giải phóng hoạt chất khi dùng. nếu khô quá, cứng quá, cao khó dính và gây dễ kích ứng vết thương, khó giải phóng hoạt chất, lạnh dễ bị cứng ; nếu mềm quá thì dễ chảy về mùa nóng làm cho khi dán cao khó bóc, gây đau.
- Hoạt chất phải phân tán đồng đều trong thuốc. Các chất không tan phải có độ mịn tối đa ; mặt cao không nhìn thấy được tiểu phân chất phân tán.
- Không kích ứng vết thương, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của da trong quá trình dùng thuốc.
4- Thành phần
Gồm hai phần là dược chất và dược tá.
 4.1. Dược liệu
 Thường là các dược liệu thảo mộc, động vật hay các tinh dầu. Cũng có khi dược chất là hóa chất.
4.1.1. Chất thuốc
Dược liệu có những thành phần tan trong dầu như tinh dầu, chất béo, alcaloid kiềm, vitamin tan trong dầu...đem phân chia đến mức độ nhất định để chiết xuất với dầu. Nếu dược liệu có cấu tạo rắn chắc cần phiến, sấy khô, ngâm trong dầu trong thời gian nhất định trước khi chiết. Nếu dược liệu có cấu tạo mỏng manh thì để riêng và chết xuất sau.
Những dược liệu không chiết xuất (do không chịu được nhiệt độ như hoa lá, tinh dầu... hoặc thành phần chính không tan trong dầu), thì nghiền tán thành bột mịn để phân tán vào cao thuốc trước khi dùng.
Những dược liệu có nguồn gốc động vật như rết, cóc... thường đốt tồn tính hay sấy khô và phân tán vào cao dưới dạng bột mịn.
4.1.2. Đơn 
Các loại chì Oxyd cũng đóng vai trò chính trong cao. Chúng có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, làm chóng lên da non. Mặt khác chúng sẽ tác dụng với acid béo có sẵn trong dầu hay mới thủy phân trong quá trình điều chế tạo ra xà phòng chì. ở dưới dạng này chì không độc và có tác dụng nhũ hóa tạp ra nhũ hương N/D dẫn thuốc ngấm sâu.
Các loại đơn hay được dùng là: Hồng đơn (Hoàng đơn, Duyên đơn...) màu hồng tươi, không tan trog nước có thành phần chủ yếu là Pb3O4 đạt chiếm trên 90%. Hồng đơn vị mặn, tính hơi hàn, có tác dụng giải độc, giảm đau, an thần. Dùng ngoài để giảm đau, chóng lên da non, chữa chốc lở sưng tấy, chữa bỏng và vết thương chảy máu. Dùng trong trấn kinh, cầm máu.
Mật đà tăng và hợp chất chì trắng cũng là những hợp chất của chì, có độc và hiện nay ít dùng.
  4.3. Tá dược 
Gồm dầu, sáp ong, nhựa, làm môi trường phân tán dược chất, dung môi chiết xuất và dễ đảm bảo thể chất của thuốc. Dầu làm cho thuốc óc thể mềm, nhựa là cho thuốc dẻo dính, sáp làm tăng độ cứng của cao và chúng đều có tác dụng dược lí.
- Dầu: Môi trường phân tán chính của cao dán và là dụng môi chiết xuất các loại dược liệu.
Dùng dầu thực vật như  Dầu vừng và dầu lạc, dầu đậu tương, dầu cám.... Chúng
làm cho cao bóng đẹp, tăng khả năng bắt dính và ổn định, khi sôi ít gây bọt, ítbị trào, tỉ lệ hao hụt thấp; Dầu là thuốc bổ, có tác dụng nuối dưỡng vết thương, làm vết thương sạch mủ, chóng lên da non (sinh cơ), chóng liền sẹo. Không dùng dầu trẩu và dầu động vật vì cho cao chất lượng kém, dễ ôi, dễ biến chất...
4.3.1.- Nhựa
Làm thuốc bắt dính và có tác dụng điều trị.
- Nhựa thông: Tác dụng sát trùng, làm vết thương sạch mủ, chóng lên da non.
- Nhũ hương: Tác dụng điều hòa khí huyết, giảm đau, tiêu độc.
- Một dược: Tác dụng giảm đau, làm tan huyết và chóng lên da non
4.3.2. Sáp
Cho tỉ lệ vừa phải để tăng độ cứng của cao, làm cho cao không bị chảy ở nhiệt độ thường. Dùng sáp ong vàng hay Parafin đath tiêu chuẩn qui định.
5 - Kỹ thuật điều chế
5.1 - Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ
Bao gồm chậu sành hay chậu men chịu nhiệt; đũa thủy tinh, lọ rộng miệng, giấy hay vải để phết cao, vải lọc...
5.2 - Nấu cao qua các giai đoạn sau.
5.2.1. Chiết xuất trong dầu (rán khô dược liệu)
Cho dược liệu đã phiến ngâm vào dầu từ 3 - 10 ngày để chiết những thành phần tan trong dầu và những chất tan trong nước cũng phân tán vào dầu dưới dạng nhũ tương N/D nhờ các chất nhũ hóa trong dầu.
Sau đó chiết xuất ở nhiệt độ sôi của dầu (khoảng 200 - 220°C) như phương pháp sắc, cách cát trong nồi rộng miệng bằng 5 lần dung tích dầu để  tránh gây trào thuốc và cháy thuốc. Dược liệu cứng chiết xuất trước, dược liệu mền, mỏng manh chiết xuất sau và thường xuyên khuấy đều. Chiết cho đến khi dược liệu khô giòn, cháy xém ở mặt ngoài, lọc nóng qua rấy lấy dịch chiết. Dịch chiết thu được gọi là dầu thuốc.
5.2.2. Cô cao (Luyện dầu thành châu và luyên cao)
Dầu cao thu được cô đặc đến mức độ nhất định. Đây là giai đoạn quan trọng để đảm bảo chất lượng cao.
Khi cô thì hơi nước bay đi, nhiệt độ cao có thể từ 300 - 320ìC và dịch chiết được cô đặc nhờ nhiều phản ứng hóa học xảy ra. Ví dụ phản ứng trùng hợp của các chất chưa no tạo phân tử lớn hơn. Khi dầu thành châu ở nhiệt độ từ  320 - 360ìC (giỏ giọt dầu vào nước lạnh, giọt dầu đông lại và giữ nguyên được hình dạng). Mùa nóng phải cô đặc hơn mùa lạnh để cao không bị chảy.
Khi dầu thành châu người ta cho thêm các chất như  nhựa, sáp và kết hợp điều chỉnh thể chất của cao. Không nên cho nhựa, sáp vào giai đoạn đầu khi mới cô cao để tránh hạn chế sự bay hơi nước trong cao ảnh hưởng đến quá trình cô cao. Mặt khác còn nhằm hạn chế sự bay hơi của tinh dầu trong nhựa và sự phân hủy các acid nhựa.
5.2.3. Cho thêm đơn
Sau khi cô xong, lọc nóng cao để loại hết cặn dược liệu  còn lại và tủa mới hình thành. Sau đó đun lại cho dầu cô gần sôi, cho thêm bột đơn và thuốc bột (nếu có) và quấy đều cho đén khi thả một ít cao vào bát nước lạnh lấy ra không dính tay,
kéo thành sợi, song sợi không dài quá hoặc không ngắn quá là được.
Ngoài lượng bột chì xà phòng hóa, còn lại một lượng lớn không tham gia phản ứng và phân tán đều trong cao dưới dạng bột mịn.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, để cao nguội từ từ. Cũng có thể sau khi đun chảy cao, bắc ra khỏi ngọn lửa mới cho đơn, để đề phòng cháy cao, nhất là khi điều
chế với chì trắng.
5.2.4. Những điểm chú ý khi làm cao thuốc
- Loại thuốc động vật rắn cứng như hổ cốt, xuyên sơn giáp... cần rán kỹ ở nhiệt độ cao
- Loại thuốc dễ bay hơi như tinh dầu, các chất tan được trong dầu thì cho vào sau cùng khi nhiệt độ của dầu xuống 50 - 60ìC
- Loại quý như  Xạ hương thì sau khi phết lên cao giấy hay vải mới rắc vào.
- Cần rang Hoàng đơn trước khi cho vào để có hàm lượng Pb3O4 > 90%, tránh được dàu sẽ bị vón cục lắng xuống đáy dầu không kết hợp được.
- Lượng Hoàng đơn chiếm 7 - 10% trong 1 kg dầu thuốc tùy theo mùa, mùa đông dùng Hoàng đơn nhiều hơn mùa hè thì cao mới không bị quá mềm hoặc quá cứng.
- Nếu muốn có cao màu trằng thì thay Hoàng đơn bằng Quan phấn và cho vào khi nhiệt độ dầu xuống khoảng 100 - 110ìC., đánh đều ta có cao màu trắng rất đẹp.
- Nếu là những chất tan được trong nước thì hòa tan vào lượng nước tối thiểu dung môi, rồi trộn đều nhũ hóa với cao. Ccá chất nhũ hóa có sẵn trong cao như xà phòng chì, các bán glycerid sẽ nhũ hóa dung dịch nước dưới dạng nhũ tương N/D với điều kiện nước không vượt quá 5% so với lượng cao.
- Cần chú ý: chất lượng của thuốc thay đổi trong quá trình nấu cao là do nhiệt độ phân hủy hoạt chất, do bị cháy, do kết hợp với dầu  thành những chất phức hợp; do thay đổi về lý tính và hóa tính của dầu; do tạo ra một số sản phẩm mới sau khi acid béo bị oxy hóa như các chất aceton, aldehyd... gây kích ứng da....
5.2.5. Loại độc tố
Mục đích : Khử hỏa độc có thể gây kích ứng da, mẩn ngứa, mẩn, nhọt, lở ngứa nơi dán cao.
Cao nấu xong chia thành miếng nhỏ từ 1 - 2 lạng, ngâm trong nước lạnh có khi hàng tháng, mỗi nagỳ thau nước một lần để loại dần độc tố hòa tan trong nước. Sau đó đem đun nóng cao lên 80 - 90 ìC cho chảy ra rồi phết lên giấy hoặc vải. Cũng có thể khử bằng cách cao đang nóng lên trên 200 #C phun nước vào bằng những tia rất nhỏ để nước bốc hơi bay đi sẽ cuốn theo độc tố; hoặc khi cao gần đông cho thêm nước lạnh khuấy đều rồi ép bỏ nước.
Để hạn chế sự phân hủy của dầu, người ta thường cho thêm vào dầu một số chất chống oxy hóa như tanin, acid benzoic với tỉ lệ 0,05%, tocofenol với tỉ lệ khoảng 0,0001%...  
5.2.6. Ví dụ về cao dán
Công thức
                                      Củ ráy                         100 g
                                      Nghệ vàng                     50 g 
                                      Cóc vàng                         1 con
                                      Nhựa thông                    30 g
                                      Sáp ong                          20 g
                                      Dầu vừng                     300 ml
Cách làm
Củ ráy và nghệ gọt vỏ, thái phiến, chiết với dầu. Thêm nhựa và sáp làm thành cao. Cho thêm bột cóc đốt tồn tính, quấy đều. Phết lên giấy hay vải.
Tác dụng: Cao có tác dụng làm tan mụn nhọt mới phát, hút mủ và làm vết thương mau lên da non.