Bào chế HOÀNG KỲ-Astragalus membranaceus Bge.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

HOÀNG KỲ


Tên khoa học: Vị thuốc là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus Bge.) hoặc Hoàng kỳ Mông cổ (Astragalus mongholicus Bge.), họ Đậu (Fabaceae).
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ to mập, bằng ngón tay, nhiều thịt ít xơ, dai bền, ruột vàng là tốt. Có thứ vỏ đen (hắc kỳ) thịt vàng. Có thứ còn non (nộn kỳ) thịt trắng nhiều bột không xơ là thứ tốt nhất.
Có người làm giả hắc kỳ bằng cách nhuộm đen hoàng kỳ, nhưng rửa đi thì mát đen.
Thành phần hóa học: Chất đường, chất keo, glucose, chất bột, chất xơ.
Tính vị - quy kinh: Vị hơi ngọt, tính ấm. Vào kinh phế và tỳ.
Tác dụng: Kiện tỳ, ích khí, cố vệ.
Công dụng: Dùng sống: cố biểu, lợi tiểu, trị bệnh đái đường, đái đục, giải nhiệt, giải độc, rút mủ, trị lở loét.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g, có khi đến 40g.
Kiêng kỵ: ngoại cảm, tích trệ thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
- Cắt bỏ đầu, đồ lên nửa ngày, tước ra sợi nhỏ để lên mặt đá, đập nát dùng (Lôi Công).
- Đánh bẹp nát, tẩm mật rồi nướng (3 lần) cùng có khi tẩm muối đồ chín (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Rửa sạch, ủ hơi mềm, thái hoặc bào mỏng 1 - 2 ly. Sấy nhẹ hoặc phơi khô (dùng sống).
- Tẩm mật sao: sau khi làm khô đập nát, tước nhỏ, tẩm mật sao vàng (cách này thường dùng).
- Có thể ngâm mật ong 2 - 3 ngày cho thấu rồi quấn giấy bản lùi tro (nếu làm ít) hoặc sao vàng.
Bảo quản: Để nơi cao ráo, tẩm mật rồi không nên để lâu.

Bào chế HOÀNG CẦM-Scutellaria baicalensio Georgi.

HOÀNG CẦM

Tên khoa học: Scutellaria baicalensio Georgi.; Họ hoa môi (Lamiaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ có hai loại: loại rễ già, trong rỗng đen, ngoài vàng gọi là khô cầm; loại rễ non giữa cứng chắc, mịn, ngoài vàng trong xanh và vàng gọi là điều cầm. Thứ to lớn hơn ngón tay là tốt.
Thành phần hóa học: Scutelarin (hay woogonin), baicalin.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào sáu kinh tâm, phế, đại trường, tiểu trường, can và đởm.
Tác dụng: Trừ nhiệt, thanh hỏa.
Công dụng: Tả thực hỏa, thanh thấp nhiệt, trị cảm mạo, hoàng đản, đau bụng.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g, có thể đến 30 - 50g.
Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn và không có thấp nhiệt, thực hỏa thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Hoàng cầm sao rượu thì đi lên, tẩm mật heo sao thì trừ hỏa trong can đởm.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Hoàng cầm bỏ đầu, bỏ ruột đem rửa sạch, ủ kín một đêm cho mềm, thái hoặc bào mỏng 1 -2 ly. Phơi khô (dùng sống); sau khi phơi khô tẩm rượu 2 giờ, sao qua (thường dùng).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, cần tránh ẩm vì dễ mốc, để lâu bị mọt.

Bào chế HOÀNG BÁ-Phellodendron chinensis Schneid

HOÀNG BÁ


Tên khoa học: Phellodendron chinensis Schneid; Họ cam quýt (Rutaceae)
Bộ phận dùng: Vỏ cây. Vỏ phía ngoài sắc vàng nâu, có nhiều đường nứt nẻ.
Phía trong vàng chói, trơn bóng, vỏ dày, rộng bản là tốt. Không nhầm với vỏ cây núc nác còn gọi là nam hoàng bá (Oroxylonindicum (L) Vent) vỏ mỏng vàng nhạt, không bóng.
Thành phần hóa học: Berberin 16%, ít panmatin. Ngoài ra còn có obakunon và obakulacton, chất béo và sterolic.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào hai kinh thận và bàng quang.
Tác dụng: Thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu, tả tướng hỏa.
Công dụng -:
- Dùng sống: trị nhiệt lỵ, đi tả, lâm lậu, hoàng đản, xích bạch đới.
- Dùng chín: trị đau mắt, miệng lở loét.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Các chúng không phải thực hỏa hoặc tỳ hư ỉa lỏng, kém ăn thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Hoàng bá tính hàn mà chìm, dùng sống tả thực hỏa, dùng chín khỏi hại dạ dày, chế rượu trị bệnh ở thượng tiêu, chế muối trị bệnh ở hạ tiêu, chế mật trị bệnh ở giữa (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, ủ mềm thái miếng phơi khô (dùng sống) rồi tẩm rượu sao vàng (thường dùng) hoặc sao cháy.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín, tránh ẩm, phòng sâu mọt và biến màu.

Bào chế-HOÀI SƠN (củ mài)Dioscorea persimilis P.et.B.


HOÀI SƠN (củ mài)

Tên khoa học: Dioscorea persimilis P.et.B.; Họ củ nâu (Dioscoreaceae)
Bộ phận dùng: Rễ củ. Củ khô, to, dài, đã tróc hết vỏ nặng, trắng, nhiều bột mịn, không có thớ, không mốc mọt là tốt.
Thành phần hóa học: Tinh bột, chất, mucin, allantoin, acid amin v.v…
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào bốn kinh tỳ, vị, phế và thận.
Tác dụng: Thanh nhiệt, bố hư ích thận.
Công dụng:
- Dùng sóng: trị bạch đái, thận kém, ỉa chảy do thấp hàn.
- Dùng chín: chữa tỳ vị hư yếu, trị lở ngứa, ung nhọt, trị thổ huyết.
Liều dùng: Ngày dùng 10 - 12g.
Kiêng kỵ: Có thực tà thấp nhiệt thì kiêng dùng
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Rửa sạch, ủ mềm hoặc đồ mềm thái lát (dùng sống) hoặc sao qua hoặc sao nửa sống nửa chín, hoặc sao với cám.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, nếu không cần rửa thì ngâm qua 1 - 2 giờ ủ một đêm, đồ lên, thái lát hoặc bào mỏng phơi khô dùng sống.
Có thể sao qua với cám đến khi có màu vàng, dần bỏ cám đi (dùng chín).
Bảo quản: Dễ bị mốc mọt, năng xem lại, đậy kín để tránh ẩm., có thể sấy hơi diêm sinh.

Bào chế HOẮC HƯƠNG-Pogostemon cablin (Blanco) Benth

HOẮC HƯƠNG

Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blanco) Benth.; Họ hoa môi (Lamiaceae)
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.
Thứ lá tía, mùi thơm nồng, khô, không ẩm mốc không bị sâu là tốt.
Thứ lá trắng, ít thơm là xấu.
Không nhầm với lá cà (thứ giả). Ta cũng cần phân biệt cây này với cây thổ hoắc hương (Agostache rugosa (F.et M) O. Ktze, họ hoa môi) ít dùng. Lá cây hoắc hương có răng cưa hình trứng, lá cây thổ hoắc hương có hình gần giống tam giác, răng cưa nhỏ.
Thành phần hóa học: Tinh dầu (chủ yếu là long não patchouli).
Còn có chất chát và chất đắng.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính hơi ôn. Vào ba kinh tỳ, vị và phế.
Tác dụng: Ôn trung, phát tán, tỉnh tỳ, hòa vị.
Chủ trị: Trị nôn mửa, hoắc loạn, kích thích tiêu hóa và thông bộ máy hô hấp. Ngoài ra còn chữa cảm cúm, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Âm hư không có thấp, dạ dày uất nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Lá khô thái nhỏ, dùng trong thuốc thang hoặc tán bột nhỏ làm thuốc hoàn tán.
Bảo quản: Phơi râm cho khô, đựng kín, để nơi cao ráo. Tránh nóng vì mất tinh dầu.

Mẫu Sơn - độ cao 1500 m

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Mau son
Mẫu Sơn
Mẫu Sơn
Mẫu Sơn
Mẫu Sơn
Mẫu Sơn
Mẫu Sơn
Cỏ lau
Cỏ đuôi chồn
Cỏ đuôi chồn
Cỏ đuôi chồn
Cỏ đuôi chồn
Chó đen
Chó Phú Quốc
Chó Phú Quốc
Gà 7 cựa
Gà 7 cựa
Gà 7 cựa
Gà 7 cựa
Mẫu sơn
Mẫu sơn
Hầm rượu Mẫu Sơn
Hầm rượu Mẫu Sơn

Hành trình khám phá rừng U minh thượng

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Rừng U minh thượng
Rừng U minh thượng
Rừng U minh thượng
Lên xuồng khởi hành U minh thượng thẳng tiến
Lên xuồng khởi hành U minh thượng thẳng tiến
Lên xuồng khởi hành U minh thượng thẳng tiến
Lên xuồng khởi hành U minh thượng thẳng tiến
Cả đoàn
Cả đoàn
ca doan
Cả đoàn
U minh thượng
U minh thượng
U minh thượng
U minh thượng
U minh thượng
U minh thượng
U minh thượng
U minh thượng
U minh thượng
Dơi đầu chó
Dơi đầu chó
Dơi đầu chó
Dơi đầu chó
Dơi đầu chó
Dơi đầu chó
Dơi đầu chó
Dơi đầu chó
U minh thượng
U minh thượng
U minh thượng
Kỳ nhông
Kỳ nhông
U minh thượng
U minh thượng
Đi phà
Đi phà
Đi phà
Đi phà
Đi phà
Đi phà
Đi phà

Đi phà
Đi phà
Đi phà
Đi phà
Đi phà
Đi phà
Cháo cá lóc đồng - rau đắng biển
Cháo cá lóc đồng - rau đắng biển
Cháo cá lóc đồng - rau đắng biển

Cà phê Võng - Đặc trưng miền Tây Nam Bộ
Cà phê Võng - Đặc trưng miền Tây Nam Bộ
Trại rắn Đồng Tâm - Tiền Giang
Trại rắn Đồng Tâm - Tiền Giang
Bánh dừa
Bánh dừa
Rắn lục
Rắn lục
Chuồn chuồn
Chuồn chuồn
 Barringtonia sp. Lecythidaceae
 Barringtonia sp. Lecythidaceae
 Chiếc: Barringtonia acutanggula; Họ. Lecythidaceae