TANG PHIÊU TIÊU (tổ bọ ngựa trên cây dâu)

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

TANG PHIÊU TIÊU (tổ bọ ngựa trên cây dâu)


Tên khoa học: Ootheca Mantidis
Bộ phận dùng: Toàn tổ con bọ ngựa làm tổ trên cây dâu (Mantis religiosa L. Họ Mantidae).
Tổ hình trứng dài, nhẹ, sắc nâu vàng hoặc nâu đen, bên trong có nhiều xếp, mỗi xếp có nhiều ngăn, mỗi ngăn có một trứng.
Dùng tổ trứng chưa nở: lấy được đem về sấy khô cho chín trứng.
Thành phần hóa học: Có albumin, chất béo, chất xơ, chất sắt, calci v.v…
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, mặn, tính bình. Vào hai kinh can và thận.
Tác dụng: Ích thận, cố tinh, bổ hư.
Công dụng: Trị di tinh, đái rắt, liệt dương, kinh nguyệt bế tắc, đau eo lưng.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Kiêng kỵ: Người hỏa thịnh nên dùng ít.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy thứ tổ trên cành dâu, đồ chín, nướng lên dùng nếu không sẽ bị ỉa chảy. Tìm thứ tổ trên cành dâu, tẩm nước tương đã đun sôi 7 lần rồi nấu cho cạn khô, nếu chế cách khác thì vô hiệu (Lôi Công).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Lấy về rửa bằng nước phù sa (nếu có) rồi đồ độ 40 phút, sấy khô, khi dùng vào thuốc thang thì giã dập.
Làm hoàn tán thì sao cho giòn, tán bột.
Bảo quản: Cất kín nơi khô ráo để giữ lấy khí vị.

Bào chế TANG KÝ SINH (gửi dâu) Loranthus parasiticus (L.) Merr; Họ tầm gửi (Loranthaceae)

TANG KÝ SINH (gửi dâu)


Tên khoa học: Loranthus parasiticus (L.) Merr; Họ tầm gửi (Loranthaceae)
Bộ phận dùng: Cả thân cành, lá và quả. Nhiều lá dày, màu lục, khô, không mục nát là tốt.
Không được lẫn với các loại tầm gửi trên các cây khác (Loranthus eslipitatus Stapt).
Tầm gửi còn được lấy từ các loài Scurrula glacilifolia (Schult.) Dans., Macrosolen tricolor (Lec.) Dans., Taxillus chinensis (DC.) Dans.
Thành phần hóa học: Flavonoid.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính bình, Vào hai kinh can và thận.
Tác dụng: Bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, xuống sữa.
Công dụng: Gân cốt tê đau, động thai, sản hậu, không xuống sữa.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 20g.
Kiêng kỵ: Không.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng dao đồng cắt nát, phơi râm cho khô, kỵ lửa (Lôi Công).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Lấy toàn bộ, nhặt bỏ những lá sâu và tạp chất, thái nhỏ phơi khô (thường dùng). Có khi tẩm rượu sao qua (ít dùng).
Bảo quản: khi đã bào chế rồi phải đựng kín tránh mất hương vị, tránh phơi nắng quá nhiều; để nơi khô ráo, mát, thoáng.

Bào chế TANG DIỆP (lá dâu) Morus alba L.; Họ dâu tằm (Moraceae)

TANG DIỆP (lá dâu)


Tên khoa học: Morus alba L.; Họ dâu tằm (Moraceae)
Bộ phận dùng: lá. Lá bánh tẻ (không già, không non), to, khô, nguyên lá màu xanh lục, không vàng úa, không sâu, không vụn nát là tốt.
Thành phần hóa học: có caroten, tanin, rất ít tinh dầu, vitamin C, colin, adenin, trigonelin. Ngoài ra còn có pentosan, đường, calci malat và cacbonat.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Vào hai kinh can và phế.
Tác dụng: Tán phong nhiệt, mát huyết, sáng mắt, làm thuốc sơ biểu giải nhiệt.
Công dụng: Trị cảm phong phát nóng, ho do lao nhiệt, nhức đầu, nhuận táo.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: bệnh hư hàn thì không nên dùng
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Hái lá dâu vào cuối mùa xuân lúc đương xanh tốt hoặc hái vào cuối thu lúc lá đã rụng 2/3 (gọi là “lá thần tiên”), cả hai thứ đều phơi râm hợp lẫn với nhau.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Hái về rửa sạch, vẩy ráo nước, phơi râm cho khô giòn, chà xát bỏ gân và cọng lá (dùng sống); hoặc có thể tẩm mật (ít dùng), sao qua cho thơm, tùy theo lương y.
Dễ tán thành bột mịn làm hoàn tán.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, không phơi nắng quá sẽ mất màu. Tránh làm vụn nát.

Bào chế TANG BẠCH BÌ (vỏ rễ dâu tằm) Morus alba L.; Họ dâu tằm (Moraceae)

TANG BẠCH BÌ (vỏ rễ dâu tằm)


Tên khoa học: Morus alba L.; Họ dâu tằm (Moraceae)
Bộ phận dùng: vỏ rễ (cây dâu non), vỏ khô tẩy trắng, dày, dài trên 15cm đã bỏ hết lõi, không mốc, không vụn nát là tốt.
Thành phần hóa học: Có pectin, ßamyrin, acid hữu cơ và một ít tinh dầu, tanin.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính hàn. Vào kinh phế.
Tác dụng: Tả phế, hành thủy, tiêu đờm.
Công dụng:
- Dùng sống: trị thấp.
- Tẩm sao: trị ho, bụng trướng đầy.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g, có khi đến 40g.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
- Dùng dao đồng cạo hết vỏ vàng xanh, thái nhỏ, sấy khô (Lôi Công).
- Tẩm mật ong sao.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Rửa qua, cạo sạch hết vỏ xanh và vàng ngoài, thái mỏng 2 - 3 ly, phơi khô (dùng sống).
- Sau khi phơi khô, tấm mật ong sao vàng (1kg vỏ rễ tẩm độ 150g mật đã pha loãng 1/2 với nước).
Bảo quản: Thứ tẩm mật sao không nên bào chế nhiều và để lâu.
Dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, thoáng. Nếu chớm mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh.

Bào chế TẦN GIAO Gentiana dakuriea Fisch; Họ long đởm (Genlianaceae)

TẦN GIAO


Tên khoa học: Gentiana dakuriea Fisch; Họ long đởm (Genlianaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ sắc vàng, thơm, dẻo, dài độ 10 - 20cm là tốt, thứ mục không thơm là xấu,
Thành phần hóa học: Có tinh dầu và alcaloid,
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính bình. Vào bốn kinh vị, đại trường, can và đởm.
Tác dụng: Tán phong thấp, thanh nhiệt, lợi tiểu, hòa huyết.
Công dụng: Trị nóng rét, phong tê, gân xương co quắp, hoàng đản, đại tiện ra huyết, lao nhiệt cốt chưng, trễ con cam nóng.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Không có phong thấp lại hay đái dắt thì kiêng không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy vải chùi sạch lông vàng trắng, ngâm nước một đêm rửa sạch phơi khô dùng (Lôi Công).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Bỏ cuống, lần ra cho khỏi rối, nhặt bỏ tạp chất, rửa sạch cắt khúc ngắn phơi khô (thường dùng), sau đó có thể tẩm rượu dùng.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, mát, thoáng gió.

Bào chế TÂN DI Magnolia litiflora Desrousseaux; Họ mộc lan (Magnoliaceae)

TÂN DI


Tên khoa học: Magnolia litiflora Desrousseaux; Họ mộc lan (Magnoliaceae)
Bộ phận dùng: Búp hoa. Búp hoa giống như cái ngòi viết an nam (bút lông) khô, bèn ngoài nâu sẫm có nhiều lông nhung vàng như sợi tơ, bên trong không có lòng, có mùi thơm đặc biệt.
Không vụn nát, có mùi thơm là thứ tốt, không nhầm với bông sứ (ngọc lan) Micheliachampaca, họ Magnoliaceae còn búp chưa nở.
Thành phần hóa học: Có tinh dầu.
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính ấm. Vào hai kinh phế và vị.
Tác dụng: Tán phong nhiệt thượng tiêu, thông khiếu.
Công dụng: Trị nhức đầu do phong, đau nhói trong óc, trị nghẹt mũi, mũi có thịt thừa,
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Kiêng kỵ: Âm hư hỏa bốc thì chớ dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Chùi sạch lông nhưng, nấu nước lá chuối ngâm 1 đêm, dùng nước tương nấu độ 3 giờ, lấy ra sấy khô, lấy hoa lột bỏ lớp ngoài, giã nát dùng hoặc sao cháy dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Chùi sạch hết lông, phối hợp với thuốc khác dùng, nếu không chùi sạch lông thì cho vào các túi vải để sắc, tránh uống phải lông mà gây ngứa.
Bảo quản: Búp hoa cho vào bình đậy kín cho khỏi mất hương, để nơi khô ráo, tránh nóng.

Bào chế TAM THẤT Panax noto - ginseng (Burk); Họ ngũ gia bì (Araliaceae)

TAM THẤT

Tên khoa học: Panax noto - ginseng (Burk); Họ ngũ gia bì (Araliaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (thường gọi là củ). Chọn củ tam thất mọc hoang ở rừng núi (to thì 85 củ = 1kg, nhỏ cũng được 102 củ = 1kg), cứng nặng đen, thịt xanh xám, chỗ cắt mịn thì tốt, còn thịt trắng vàng là kém; thứ tam thất gây trồng thì bé hơn; thứ da nhẵn, ít đắng thì kém phẩm chất.
Không nhầm với củ nga truật (Curcuma zedoariaRoscoc, họ gừng) thường làm tam thất giả và cũng đừng nhầm với thổ tam thất (Gynura sgetum (Lour) Merr, họ cúc), củ to hơn, da ngoài vàng xám, ít đắng.
Có người nói lấy bột tam thất cho vào máu mới đặc mà máu tan ra thì đúng là tam thất.
Thành phần hóa học: Có hai chất saponim là; arasaponin A và arasaponin B, ngoài ra còn có phần dầu, loại đường và nhựa.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, hơi ngọt, tính ấm. Vào 2 kinh can và vị.
Tác dụng: Tán ứ, sinh tân chỉ huyết.
Công dụng: Trị thổ huyết, băng huyết, lỵ ra huyết, ứ huyết do tổn thương (dùng tươi).
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 6g.
Kiêng kỵ: Người huyết hư, không có ứ huyết thì chớ dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Mùa nắng hoặc mùa đông, đào lấy củ đem về rửa sạch, phơi khô; khi dùng thái lát, tán bột.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Cỏ thề dùng tươi, rửa sạch, giã đắp lên vết thương.
Rửa sạch, phơi khô, khi dùng tán bột hoặc mài với nước mà uống, không dùng sắc và không sao tẩm gì.
Rửa kỹ bằng bàn chải, để ráo, ủ rượu cho mềm, bào phiến mỏng, sấy nhẹ cho khô đựng trong lọ kín, khi dùng hãm riêng rồi hòa vào chén thuốc đã sắc tới cho uống.
Có người rửa kỹ để ráo, ủ rượu 3 giờ cho mềm, thái mỏng sao qua (vi sao) tán bột để dùng.
Ghi chú: Hầm tam thất với gà ác cho ăn thì rất bổ.
Bảo quản: Cần tránh mọt, sao chế rồi đậy kín nên dùng ngay.

Bào chế TAM LĂNG Seipus yagara Ohwi; Họ cói (Cyperaceae)

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

TAM LĂNG


Tên khoa học: Seipus yagara Ohwi; Họ cói (Cyperaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ gọi là củ, bề ngoài màu tro nhợt, mịn cứng chắc, không mốc mọt không xốp là thứ tốt. Ngoài ra còn có loại hắc tam lăng (Sparganium recemosum Huds) họ hắc tam lăng (Sparganiaceae), hình nhọn hơn cỏ tam lăng, cũng dùng thay thế tam lăng.
Thành phần hóa học: Tinh dầu, tinh bột và một số chất khác chưa nghiên cứu.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính bình. Vào hai kinh can và tỳ.
Tác dụng: Hành khí phá huyết, tiêu tích, chí thông, thông kinh; làm thuốc tiêu, thuốc tán.
Công dụng: Kinh bế, thống kinh, sản hậu ứ trệ.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư yếu, không có thực tích thì kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng tam lăng phải nướng chín, làm thuốc tiêu tích thì tẩm giấm 1 ngày rồi sao, hoặc nấu chín sấy khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, ngâm nước lã một giờ đem ủ cho mềm, thái nhỏ, tẩm giấm hay rượu sao qua hoặc rửa sạch, ngâm giấm 1 đêm, thái lát sao qua dùng.
Bảo quản: Dễ mốc mọt, cần để chỗ khô ráo và kín, trước mùa đem phơi kỹ, khi bị chớm mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh.

Bào chế SỬ QUÂN TỬ (quả giun) Quisqualis indica L.; Họ bàng (Combretaceae)

SỬ QUÂN TỬ (quả giun)


Tên khoa học: Quisqualis indica L.; Họ bàng (Combretaceae)
Bộ phận dùng: Nhân của quả. Quả khô, vỏ cứng nâu đen, trong có 1 nhắn trang, màu vàng nâu, có nhiều dầu, không vụn nát, không teo thối đen là thứ tốt; quả hơi bầu bầu to là tốt. Quả dài, nhọn bé, nhăn, thường bị teo, sâu ăn là xấu.
Thành phần hóa học: Có chất dầu 21 - 22%, còn có chất gôm, các acid hữu cơ, chất đường. Hoạt chất hiện nay chưa được xác định rõ ràng.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính ấm. Vào hai kinh tỳ và vị.
Tác dụng: Kiện tỳ vị, tiêu tích tụ.
Công dụng: Trị trẻ còi xương suy nhược, tiêu hóa kém, trị bạch trọc, giun đũa.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Trễ con giun sán Ngày dùng 3 - 5 nhân.
Người lớn dùng 20g.
Ba giờ sau khi uống thuốc nên cho uống thêm 1 liều thuốc xổ, tùy theo cơ địa của từng người mà thuốc có thể gây nấc, hoa mắt, nôn mửa, đau bụng, 1 - 2 ngày sau mới khỏi.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Lấy nhân, ngâm qua nước, sao vàng, bỏ 2 đầu hạt mà dùng.
Có người bào chế kiểu sau đây sẽ không gây nấc: nhân làm như trên, sao giòn tán bột (1 phần); lấy 8 phần bột nếp rang vàng chín và 1 chén đường, trộn đều in thành bánh cho trẻ ăn, mỗi liều 1 bánh.
Bảo quản: dễ mốc mọt và sâu nên cần để nơi khô ráo, kín, mát, thỉnh thoảng nên phơi.

Bào chế SƠN TRA Crataegus cuneata S.et.Z; Họ hoa hồng (Rosaceae)

SƠN TRA


Tên khoa học: Crataegus cuneata S.et.Z; Họ hoa hồng (Rosaceae)
Bộ phận dùng: Quả. Thứ quả thái lát nhỏ bằng đồng xu, ngoài nâu đỏ, trong vàng đậm, ít khi có bột, vị chua chát.
Thứ của ta thái dày, ngoài vàng, trong thịt cứng vàng, vị chua chát.
Trước đây dùng quả bồ quân thay sơn tra là không đúng.
Tính vị - quy kinh: Vị chua, tính hàn. Vào ba kinh tỳ, vị và can.
Tác dụng: Phá khí tán ứ, hóa đờm, chỉ huyết, chỉ lỵ, giảm đau, tiêu tích.
Công dụng:. Chữa đau bụng, đầy bụng do ăn nhiều chất dầu mỡ, thịt cá, tả lỵ, sản hậu huyết ứ bụng đau.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 16g.
Kiêng kỵ: Tỳ hư biếng ăn, không bị tích trệ thì kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng sơn tra thì sau mùa sương giáng tháng 9 lấy quả chín, thái lát phơi khô hoặc nấu chín bóc vỏ bỏ hạt, giã nát vắt thành bánh phơi khô để dùng (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Nấu nước sôi rửa sạch, bỏ hột, phơi khô, sao vàng. Dùng vào hoàn tán thì sau khi phơi khô sao qua tán bột, có khi còn sao đen tồn tính (sơn tra thán)
Bảo quản: Tránh ẩm.

Bào chế SƠN THÙ Cornus officinalis Sieb. et Zuce; Họ sơn thù du (Cornaceae)

SƠN THÙ


Tên khoa học: Cornus officinalis Sieb. et Zuce; Họ sơn thù du (Cornaceae)
Bộ phận dùng: Thịt của quả.
Thịt khô, mềm, hồng hồng, không còn bột, không mốc mọt là tốt.
Hiện nay có người tạm dùng thịt quả táo chua để thay thế.
Thành phần hóa học: Có các chất chua (acid hữu cơ) và một glucosid gọi là cocnin, đường glucose và chất keo.
Tính vị - quy kinh: Vị chua, tính bình. Vào 2 phần khí của 2 kinh can và thận.
Tác dụng: Bổ can thận, nạp tinh khí, làm thuốc cường tráng.
Công dụng: Trục phong hàn, té thấp, trị nóng rét; trị đau đầu, trị nghẹt mũi; làm cường dương, ích tinh, thông khiếu.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Người mệnh môn hỏa thịnh và có bệnh thấp nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy rượu tâm cho mềm, bỏ hột (vì hột làm cho hoạt tinh), sao khô dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Bỏ hột nếu có, rửa qua cho nhanh (nếu bẩn). Để ráo nước, lấy rượu tam qua (tửu tây, 1 kg sơn thù dùng độ 60ml rượu đế) rồi sao qua (vi sao).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín vì dễ mốc mọt. Không nên sấy khô quá mất chất nhuận.

Bào chế SƠN ĐẬU CĂN Pophora subprosrlata Chu et T.Chen; Họ đậu (Fabaceae)

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

SƠN ĐẬU CĂN


Tên khoa học: Pophora subprosrlata Chu et T.Chen; Họ đậu (Fabaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ to bằng ngón tay cái, xám nâu, trong trắng, vị rát đắng, không mốc mọt là tốt. Hay nhầm với rễ cây đậu căn (Cajanus indicus spreng, họ đậu).
Thành phần hóa học: Chủ yếu có chứa các chất, chứa alcaloid cytisine cùng nhóm tác dụng với nictoine vv.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào 3 kinh tâm, phế và đại trường.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tả tâm hỏa, trừ phong nhiệt.
Công dụng: Trị phát nóng, ho đau cổ họng, trị hoàng đản cấp tính, sát trùng.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy rễ khô ngâm nước 4 - 5 ngày, rửa sạch, bỏ hết tạp chất, rễ nhỏ cắt khúc, rễ to chẻ đôi, ủ độ 4 - 5 ngày cho mềm, thái lát mỏng 1 - 2 ly phơi khô. Rễ to, nhỏ trộn lẫn với nhau mà dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, ủ mềm 4 - 5 ngày, thái lát mỏng 1 - 2 ly, Còn có thể ngậm vào miệng hoặc mài ra uống.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.

Bào chế SINH ĐỊA (địa hoàng) Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch; Họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

SINH ĐỊA (địa hoàng)


Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch; Họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Chọn củ to mập, vỏ vàng mỏng, mềm, cắt ngang có màu đen nhánh, nhiều nhựa không thối nát là tốt.
Loại to mỗi cân được 16 - 30 củ, loại nhỏ 40 - 60 củ.
Thành phần hóa học: có manit, rehmanin, chất đường và caroten.
Tính vị - quy kinh: Sinh địa (địa hoàng) còn tươi mát, đắng.
Sinh địa đã chế biến: mát, hơi đắng, ngọt, tính hàn. Vào ba kinh tâm, can và thận.
Tác dụng: Bổ chân âm, thanh hỏa, mát huyết nhiệt.
Công dụng: Trị lao thương, hư tổn, ứ huyết, đái ra huyết, bổ ngũ tạng, thông huyết mạch, thêm khí lực, sáng tai mắt.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 64g.
Kiêng kỵ: không dùng cho người tỳ vị hư hàn và thấp nhiệt.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy 10kg sinh địa tươi, chọn riêng củ to béo độ 6kg (600 gam mà được 4-6 củ là thứ tốt), rửa sạch, phơi nắng cho se vỏ lại; còn 4kg loại bé nhỏ vụn thì cũng rửa sạch cho vào cối giã nát, đổ vào 300ml rượu ta, lại giã, vắt lấy nước tẩm vào 6kg trên, phơi sấy hoặc sấy khô (Lý Thời Trân).
Khi dùng sinh địa thì ủ một ngày, dùng dao đồng thái lát mỏng, phơi khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: có 3 giai đoạn;
Sấy lần 1: rễ củ đào về không bị sứt mẻ, không rửa nước, chọn riêng thành 4 loại to, nhỏ, rải riêng từng loại cho vào lò sấy, thứ to đế dưới, thứ nhỏ đe trên, ngày đầu sấy nhẹ lửa 35 - 400 cho se vỏ ngoài, ngày thứ hai và những ngày sau giữ nhiệt độ 50 - 600, hàng ngày trăn trở luôn cho khô đều, trong 6 - 7 ngày; thấy củ nào mềm dẻo như cao su thì bóp nắn cho mềm (thịt đã đen lại) để ra ngoài, củ nào còn rắn cứng thì tiếp tục sấy cho đến khi mềm mới thôi.
Ủ: các loại củ đã mềm rồi, rải mỏng tất cả ra sàn nhà, nơi khô ráo, thoáng gió trong 5 - 6 ngày, rồi xếp lại lấy bao bố tời ủ lên. Hai, ba ngày sau, giở ra xem thấy vỏ ngoài ngả màu xám, có lên meo mốc trắng, bẻ ra, trong có tiết ra một chất nhựa đen: lấy thử vài củ vê sẽ giữa hai ngón tay, thấy mềm như chuối chín là được.
Sấy lần 2: ủ được rồi đem sấy lại lần nữa ở nhiệt độ 40 - 500  khi vỏ ngoài khô độ 80% là được.
Phẩm chất: Sinh địa khô, vỏ xám đen, thịt đen, giữa củ hơi vàng là tốt.
Bảo quản: dùng để nấu ngay thành thục địa thì không cần bảo quản, nhưng muốn để lâu phải bảo quản cho tốt.
Lấy đất phù sa hay đất sét khô tán nhỏ mịn, rây qua, đổ vào cái nong rồi cho các củ sinh địa vào chà lăn cho đều, bóp nắn cho tròn củ, đừng để củ dài dễ gãy, cho vào thùng đậy kín.
Ghi chú:
- Khi đào rễ củ về thì không được rửa nước, không đào lúc trời mưa.
- Củ nhỏ bé quá, vứt đi lãng phí, dùng để trồng thì không tốt nên đem sấy để riêng, sau này nấu thành nước sắc đặc tẩm vào thục địa càng tốt.

Bào chế SÀI HỒ Bupleurum sinense DC.; Họ hoa tán (Apiaceae)

SÀI HỒ


Tên khoa học: Bupleurum sinense DC.; Họ hoa tán (Apiaceae)
Thường gọi là bắc sài hồ, lá giống lá trúc, nhưng nhỏ hơn, hoa vàng và thơm.
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ thẳng, vỏ vàng đen, chắc, ít rễ con và ít thơm so với rễ cây lức.
Thành phần hóa học: Rễ cây có saponin 0,5%, bupleurumola, chất béo, phytosteron, ít tinh dầu và rutin (ở thân, lá).
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính bình. Vào bốn kinh can, đởm, tâm bào và tam tiêu.
Tác dụng: Phát biểu, hòa lý,
Công dụng:
Dùng sống: trị ngoại cảm, giải nhiệt, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi.
Tẩm sao: hoa mắt, ù tai, kinh nguyệt không đều, trễ con bị đậu, sởi.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 24g.
Kiêng kỵ: hư hỏa không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, thái nhỏ 2 - 3 ly, phơi hoặc sấy nhẹ lửa (40 - 500) (dùng sống, cách này thường dùng).
Sau khi thái nhỏ và làm khô, tẩm rượu 2 giờ rồi sao nhẹ lửa cho vàng.
Bảo quản: Đậy kín, để nơi khô ráo, dễ bị mốc mọt, nên bào chế để dùng trong 3 tuần trở lại.

Bào chế SÀI ĐẤT Wedelia calendulacea Less; Họ cúc (Asteraceae)

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

SÀI ĐẤT


Tên khoa học: Wedelia calendulacea Less; Họ cúc (Asteraceae)
Bộ phận dùng: Cả cây (bỏ rễ). Có nhiều loại, thường dùng là cây có hoa vàng, cuống dài, lá nhám có lông, mỗi bên rìa có 2 - 3 răng cửa nhỏ, thân nõn cũng có lông, toàn cây có mùi thơm như rau ngò om cho nên có người còn gọi là cây ngổ đất. Không nhầm với cây có hoa giữa vàng, lá to mà hoa nhỏ, cũng có lông nhưng dài hơn.
Cây khô, nhiều lá, hoa, không mốc ẩm là tốt.
Ở Trung Quốc có cây lỗ địa cúc (W.prostrata hemslev) giống cây sài đất của ta.
Thành phần hóa học: Cây chứa 1 ít tinh dầu, nhiều muối vô cơ, có vị mặn (độ tro toàn phần đến 20%) Một dẫn chất thuộc nhóm coumestan là wedelolacton đã được biết .
Tính vị - quy kinh: Vị the, thơm, hơi đắng.
Công dụng: Trị rôm sẩy (tắm), phòng chạy sỏi, trị cổ trướng, trị sốt rét, chữa viêm tấy ngoài da (sưng khớp, sưng nướu răng, sưng vú, sưng bắp chuối), trị lở loét, mụn nhọt.
Liều dùng: Ngày dùng 100g tươi hoặc 50g khô.
Ở Trung Quốc còn dùng trị bạch hầu, amidan.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng nước sắc uống hoặc chỉ dùng lá tươi giã nát hoặc hòa với giấm uống.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Dùng tươi: bỏ gốc rễ, rửa sạch, giã nát với nhúm muối ăn, vát lấy nước uống, làm 1 - 2 lần trong ngày, bã đắp lên chỗ bị đau.
Dùng khô: sắc với 500ml nước, cô còn 200ml uống 1 - 2 lần. Có thể làm viên.
Dùng tươi có công hiệu nhanh hơn dùng khô.
Bảo quản: Tránh ẩm mốc, thường đem phơi để nơi khô ráo.

Bào chế SA SÂM Glehnia liloralis F.S; Họ hoa tán (Apiaceae)

SA SÂM


Tên khoa học: Glehnia liloralis F.S; Họ hoa tán (Apiaceae).
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ nhỏ, chắc, trắng ngà, hơi thơm nhiều bọt, giòn là tốt. Loại to xốp, vụn nát, mọt là không tốt.
Đây là rễ cây sa sâm nhập của Trung Quốc.
Ta thường dùng rễ cây có tên khoa học là Launae pinnatifida Cass, họ cúc, để thay sa sâm bắc. Ở Trung Quốc còn có tên gọi là nam sa sâm (Adenophora tetraphylla(Thunb) Fisah, hoặc A. stricta Mio, Họ Campanulaceae).
Thành phần hóa học: Có chất đường, tanin, ít chất béo.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn. Vào kinh phế.
Tác dụng: Dưỡng âm, thanh phế, tả hỏa, chỉ khát.
Công dụng: Trị âm hư, phế nhiệt ho khan, bệnh nhiệt, kém tân dịch, miệng lưỡi khô khát.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Không phải âm hư phổi ráo mà ho thuộc hàn thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Nhặt bỏ tạp chất, bỏ đầu cuống, rửa sạch, ủ mềm, cắt ra từng đoạn ngắn, phơi khô dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Không được rửa, bẻ đoạn ngắn, dùng sống.
Có khi tẩm gừng sao qua (phế hàn).
Bảo quản: Dễ mọt, cần tránh nóng, ẩm ; để nơi khô ráo, mát, trong lọ có chất hút ẩm. Không nên phơi nắng nhiều.

Bào chế SA NHÂN Amomum xanthioides Wall.; Họ gừng (Zingiberaceae)

SA NHÂN


Tên khoa học: Amomum xanthioides Wall.; Họ gừng (Zingiberaceae)
Bộ phận dùng: Hạt của quả. Quả khô, có nhiều hạt, nâu sẫm mùi thơm nồng.
- Sa nhân hạt cau, hạt to mẩy, không nhăn nheo, cay nhiều nồng là loại tốt nhất.
- Sa nhân non (do hái sớm quá, chưa già), hạt không mẩy, có vết nhăn, ít cay là hạng vừa.
- Sa nhân vụn, kém cay là hạng xấu.
- Sa nhân đường (do hái muộn nên quả chín quá), hạt ẩm hơi dính, ngọt, bóp mềm, đen, không dùng.
- Vỏ quả sa nhân cũng dùng làm thuốc gọi là súc bì.
Thành phần hóa học: Tinh dầu 2 - 3% (chủ yếu là D-borneol và D-camphor). Ngoài ra còn có chất nhựa và chất béo.
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào ba kinh thận, tỳ và vị; kiêm vào phế, đại trường và tâm bào.
Tác dụng: Hành khí, chỉ đau, kích thích tiêu hóa.
Công dụng: Ăn không tiêu, đi tả, đau bụng; đại tiện ra huyết, báng huyết, nhức răng, trị thủy thũng.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Kiêng kỵ: Âm hư và thực nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Sao qua, xát bỏ vỏ mỏng, giã dập dùng hoặc để cả vỏ sao đen dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Để cả vỏ sao vàng (ăn không tiêu, trướng đầy)
Bỏ vỏ lấy hạt sao hơi sém cạnh (trị thủy thũng).
Bảo quản: Cần để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm nóng làm hỏng mất tinh dầu thơm.

Bào chế QUY (đương quy) Angelica sinensis (Oliv.) Diels; Họ hoa tán (Apiaceae)

QUY (đương quy)


Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv.) Diels; Họ hoa tán (Apiaceae)
Bộ phận dùng: Rễ (vẫn gọi là củ).
Thứ có thân và cả rễ gọi là đương quy hay toàn quy.
Thứ không có rễ gọi là độc quy.
Xuyên quy là quy mọc ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) là loại tốt hơn cả.
Lai quy: quy không thật giống.
Toàn quy thường chia ra:
+ Quy đầu (lấy một phần về phía đầu)
+ Quy thân (trừ đầu và đuôi)
+ Quy vĩ (lấy riêng phần rễ nhánh)
Quy có thịt chắc, trắng, hồng, củ to, nhiều dầu thơm không mốc mọt là tốt.
Thành phần hóa học: có tinh dầu (0,2%), chất đường và sinh tố B12.
Tính vị - quy kinh: Vị cay, hơi ngọt, đắng, thơm, tính ấm. Vào ba kinh tâm, can và tỳ.
Tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường.
Công dụng:
+ Kinh nguyệt không đều, đau bụng, chấn thương, ứ huyết, tê nhức, huyết hư, sinh cơ nhục, đại tiện bí (dùng sống hay tẩm rượu).
+ Tỳ táo, tỷ hàn, ăn ít, băng huyết (tẩm rượu sao):
+ Quy đầu: chỉ huyết, bổ.
+ Quy thân: dưỡng huyết
+ Quỵ vĩ: hành huyết.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 28g.
Kiêng kỵ: tỳ thấp, tiết tả không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Rửa sạch bằng rượu, cắt bỏ đầu, thái mỏng, tẩm rượu một đêm.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Rửa qua bằng rượu, nếu không có rượu rửa bằng ít nước cho nhanh, vẩy ráo nước ủ một đêm cho mềm, thường đem bào mỏng một ly (dùng sống), cách này thường dùng.
Nếu rửa bằng nước và muốn để lâu phải sấy nhẹ qua diêm sinh để chống mốc. Nếu bị mốc thì lấy rượu tẩy đi.
Nếu quy bé, đồ qua cho mềm, xếp vào nhau, đập bẹp, ép thành miếng to rồi bào, sẽ được miếng quy to và đẹp.
- Có thể bào mỏng rồi đem tẩm rượu và nếu cần thì sấy nhẹ lửa. Có người pha rượu với mật ong (1/5) để làm dịu tính cay rồi tẩm.
- Có thể sau khi tẩm rượu thì sao qua (vi sao) để trị băng huyết.
Bảo quản: để nơi khô ráo, đựng trong hòm gỗ, có lót ít vôi sống, khi trời ẩm nên mở hòm cho thoáng gió. Khi sấy, phơi không dùng sức nóng quá là mất tinh dầu.

Bào chế QUẾ Cinnamomum loureiri Ness.; Họ long não (Lauraceae)

QUẾ


Tên khoa học: Cinnamomum loureiri Ness.; Họ long não (Lauraceae)
Bộ phận dùng: Vỏ.
- Việt Nam ta có nhiều loại quế: quế nổi tiếng nhất là quế Thanh (Thanh Hóa, C. loureiri Nees) rồi đến quế Quy.
- Vỏ quế bóc ở một cây phân chia ra nhiều loại tốt xấu khác nhau và tác dụng khác nhau.
+ Quế hạ bản: lấy ở phần dưới thân.
Thứ này hay giáng xuống mà ít bốc lên.
+ Quế trung châu: lấy ở phần giữa thân cây.
+ Quế thượng biểu: lấy ở phần trên cây.
Hai thứ này có tác dụng bốc lên.
+ Quế chi: lấy ở cành cây, quế chi tiêm lấy ở ngọn cành.
Thứ này đi ra ngoài thân và chân tay.
- Cách xem quế tốt xấu: có nhiều cách
+ Cạo bỏ vỏ ngoài, mài với ít nước, nếu ra chất trắng như sữa bò là tốt nhất, nếu nước như nước chè xanh là loại hai, nếu nước đỏ là loại ba.
+ Nếm miếng quế thấy vị ngọt cay, sau thấy đắng, cuối cùng thấy ngọt (cay ít thôi) là quế tốt.
+ Ở Thanh hóa có câu "lòng son, vỏ khế" là nói lên quế tốt phải như thế.
+ Gọt vỏ quế, cắt đôi, chỗ cắt trong như sáp, rất mịn và thấy có đường "bạch chỉ phân du" là quế tốt. Sợi chỉ trắng này phải thẳng nếu ngoằn nghèo là không tốt lắm,
+ Tây y cho quế tốt là phải có tỷ lệ tinh dầu cao.
Nhưng nói chung quê khô, có mùi thơm, có chất dầu, vị cay hơi ngọt, vỏ hơi nâu, không vụn nát ẩm là tốt.
- Ở Trung Quốc có loại quế đơn, quế bì, còn gọi là quế nhục (C. cassia Nees et Bl.) cây này cũng có mọc ở nước ta. Trên thị thường còn có quan quế hay quế xây lăng (C. zeylanicum Nees) có giá trị nhất.
Thành phần hóa học: Tinh bột, chất nhầy, tanin, chất màu, đường, có tinh dầu 1 - 5% (chủ yếu là aldehydcinnamic 95%).
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, cay, tính đại nhiệt. Vào hai kinh can và thận.
Công dụng - liều dùng: Trị chân tay lạnh, tả lỵ, đau bụng, bế kinh, tiêu hóa, kiện vị.
Kiêng kỵ: Không phải hư hàn không nên dùng
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Gọt sạch bì thô. Với thuốc thang thì mài với nước thuốc, làm thuốc hoàn tán thì tán bột.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Đối với quế thật tốt, chỉ mài trong bát sành với ít nước đun sôi để nguội, hoặc với ít nước thuốc thang để uống.
Làm nước hãm (quế thường): cạo bỏ bì thô, gọt thành miếng mỏng; tấm nước đồng tiện 1 - 2 ngày đêm (để giáng hỏa vì nóng quá xông lên hại mắt). Cho miếng quê đã tẩm nước đồng tiện vào cái chén có nắp, đổ nước sôi vào rồi rót ngay ra bỏ đi, cho một ít nước sôi khác vào lần này để ngấm nguội rồi mới lấy ra uống, uống lần sau pha với nước sôi khác mà dùng. Một lượt quế như thỏ có thể pha 2-3 lần.
Bảo quản: Để tránh mất hương vị của quế, trát sáp mật ong vào hai đầu thanh quê, dùng giấy bóng kính gỏi kỹ, đựng vào thùng kín. Để nơi khô ráo, kín, mát, tránh nơi ẩm.

Bào chế QUÁN CHÚNG Cyrtomium fotunei J.Sm.; Họ dương xỉ (Polypodiaceae)

QUÁN CHÚNG


Tên khoa học: Cyrtomium fotunei J.Sm.; Họ dương xỉ (Polypodiaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ to, khô ngoài nâu đen, trong nâu vàng, sạch bẹ, không mốc là tốt.
Ta dùng củ ráng (Nghệ An) (Acrostichum aureum L, họ Polypediaceae) thay quán chúng.
Thành phần hóa học: có tanin, acid hữu cơ (flavaspidic acid).
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hơi hàn. Vào hai kinh can và vị.
Tác dụng: Thanh nhiệt, tán ứ, giải độc, sát trùng.
Công dụng: Trị ôn dịch, ban sởi, thổ huyết, băng huyết.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn không thực nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy rễ cắt bỏ rễ con, ngâm nước rửa sạch, thái lát, phơi râm cho khô dùng. Cũng có khi dùng tươi gọi là "hoạt thủy quán chúng" trồng ở đất bùn lẫn sỏi đá, khi nào dùng thì đào lên rửa sạch thái lát.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, thái mỏng phơi khô dùng sống (cách này thường dùng) hoặc có thể ngâm rượu uống để trị huyết ứ.
Bảo quản: Dễ mốc, để nơi khô, ráo, thoáng gió, tránh ẩm, thỉnh thoảng nên phơi.

bào chế QUA LÂU NHÂN Trichosanthes sp.; Họ bí (Cucurbitaceae)

QUA LÂU NHÂN


Tên khoa học: Trichosanthes sp.; Họ bí (Cucurbitaceae)
Bộ phận dùng: Hạt, khô, mẩy, chắc, có vỏ cứng dày, nhân trắng không lép, có nhiều dầu, nguyên hạt, không vụn nát, không ẩm đen là tốt.
Thành phần hóa học: Chất dầu béo độ 26%.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, đắng, tính hàn, Vào ba kinh phế, vị và đại trường.
Tác dụng: Tả hỏa, nhuận phế, hạ khí, hạ đờm, nhuận táo.
Công dụng: Trị táo bón, trị ho đờm, vú bị ung nhọt, ngực tê tức.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 16g.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không nên dùng, dùng nhiều đi ỉa lỏng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng vỏ quả. Qua lâu thì nhân, hột và rễ đều dùng làm thuốc nhưng tác dụng khác nhau. Dùng hột thì bẻ vỏ cứng và màng mỏng, ép bỏ dầu mà dùng (Lôi Công).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Đập nhẹ cho vỏ tách đôi, bỏ vỏ lấy nhân, giã nát (dùng sống) để trừ nhiệt.
+ Có thể tẩm mật ong sao qua (bổ phế) để khỏi khé cổ (dùng chín).
+ Muốn làm nhanh thì lấy hột sao qua, chà hoặc giã cho nát vỏ lấy nhân rồi làm như trên.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, mát, tránh nóng nhân sẽ không bị đen.

Bào chế PHỤ TỬ Aconitum sinense Paxt; Họ mao lương (Ranunculaceae)

PHỤ TỬ


Tên khoa học: Aconitum sinense Paxt; Họ mao lương (Ranunculaceae)
Bộ phận dùng: Rễ phụ (gọi là củ con).
Vào mùa xuân ở một kẽ lá của cây ô đầu (còn gọi cây phụ tử) nảy ra một cái chồi để sau nảy thành cành mang hoa; đồng thời dưới đất, nơi gần cổ rễ mẹ, mọc ra một rễ con (cây ô đầu) hay nhiều rễ con (các cây ô đầu Trung Quốc và Việt Nam ). Cuối thu sang đông khi cây nở hoa thì các rễ con đã thành củ con xúm xít xung quanh củ mẹ mà người ta gọi là phụ tử và củ mẹ (ô đầu) đã to và béo dần. Vào thời kỳ này, người ta thu hái phụ tử.
Đào Hoằng Cảnh nói: "ô đầu và phụ tử là đồng một gốc cội; phụ tử thu hoạch vào tháng 8, có 8 cạnh là tốt; ô đầu thu hoạch vào tháng 4…"
Củ phụ tử thu hái về, người ta chọn lọc to nhỏ chế biến ngay thành diêm phụ, hắc phụ và bạch phụ.
Diêm phụ (phụ tử muối) được nhập vào nước ta đựng trong các vại trông giống như những củ khoai sọ (dài 6 - 10cm, rộng 4 - 6cm) ngoài lớp vỏ muối trắng, trong thịt trắng tro, còn hơi tê lưỡi và không thối là tốt.
Củ to còn gọi là diêm phụ, sinh phụ.
Thành phần hóa học: Giống như thành phần củ ô đầu nhưng tỷ lộ alcaloid toàn phần có cao hơn. Với sự chế biến khác nhau, mức độ sức nóng tác dụng khác nhau nên tỷ lệ alcaloid toàn phần của diêm phụ, hắc phụ và bạch phụ có khác nhau.
Tính vị - quy kinh:
- Diêm phụ: vị cay, ngọt, tính đại nhiệt (độc bảng B), thông hành 12 kinh.
- Hắc phụ và bạch phụ phiến cũng giống diêm phụ, nhưng ít độc hơn.
Tác dụng: Hắc phụ có tác dụng hồi dương, bổ hỏa, tán hàn, trừ thấp.
Công dụng: Thoát dương khí, tứ chi quyết lạnh, mạch yếu (trầm) bụng lạnh đau, đi tả, đi lỵ do hàn lạnh, phong hàn tê thấp.
Liều dùng: Ngày dùng 2 - 10g.
Hắc phụ và bạch phụ dùng nhiều hơn.
Kiêng kỵ: Không phải trúng hàn thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Phụ phiến: rửa sạch muối, bỏ vỏ, thái lát phơi khô dùng; ngâm nước một ngày một đêm, bỏ vỏ, rửa sạch, bổ đôi hay bổ tư, lại ngâm nước một ngày đêm thái lát 1 - 2 ly, phơi khô. Lấy phụ phiến tẩm đồng tiện, hay nước cam tháo, hoặc nước gừng tùy từng trường hợp.
Hắc phụ phiến và bạch phụ phiến không phải bào chế gì, cứ thế dùng.
Bảo quản: thuốc độc bảng B, để trong lọ kín, nơi khô ráo mát.

Bào chế Ô RÔ (đại kế) Cnicus japonicus (DC.) Maxim.; Học cúc (Asteraceae)

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Ô RÔ (đại kế)


Tên khoa học: Cnicus japonicus (DC.) Maxim.; Học cúc (Asteraceae)
Bộ phận dùng: Dùng toàn thân kể cả rễ của cây ô rô hay cây đại kế.
Thành phần hóa học: Cây chứa tinh dầu, glucositd trong lá có pectolinarin
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, đắng, tính mát.
Tác dụng: Chỉ huyết, lợi thủy.
Công năng - chủ trị: Chữa thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, bị ngã hay bị đánh mà cháy máu, thanh huyết nhiệt, tiêu phù thũng, thông sủa.
Liều dùng: 6-12g/ngày khi dùng phối hợp. Có thể dùng riêng với liều 40- 60g/ngày, dùng tươi liều cao hơn.
Chế biến: vào mùa hạ và thu, lúc hoa đang nở thì thu hái toàn cây, phơi khô.

Bào chế PHÙ BÌNH (bèo cái) Pislia stratiotes L.; Họ ráy (Araceae)

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

PHÙ BÌNH (bèo cái)


Tên khoa học: Pislia stratiotes L.; Họ ráy (Araceae)
Bộ phận dùng: Lá. Lá khô không vụn nát là tốt. Bèo có hai loại: bèo cái (lợi thủy), bèo tía (thanh nhiệt giải độc).
Thành phần hóa học: Có albumin, chất béo, chất xơ, phospho v.v…
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính hàn. Vào phế kinh.
Tác dụng: Phát hãn, trừ phong, hành thủy; làm thuốc giải nhiệt và lợi tiểu.
Công dụng: Trị ngoại cảm, đơn độc, trị thủy thũng, nhiệt độc.
Liều dùng: Ngày 6-8g dược liệu khô, dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ: không phải thực nhiệt, thực tà không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy thứ bèo tía, khoảng tháng 7, bỏ vào nong rải ra phơi nắng dưới nong để chậu nước thì chóng khô (Lý Thời Trân). Dùng lưới kẽm mà vớt bèo, để ráo nước, nhặt bỏ tạp chất, rải ra nong phơi khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Dùng tươi thì tốt hơn: giã rồi xát lên da trị ngứa, ung nhọt, lên nhọt.
Bảo quản: Tránh ẩm, để nơi khô ráo, mát.

Bào chế PHÒNG PHONG Saphoshnikovia dicaricala (Lurcz) Schischk; Họ hoa tán (Apiaceae)

PHÒNG PHONG


Tên khoa học: Saphoshnikovia dicaricala (Lurcz) Schischk; Họ hoa tán (Apiaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ chắc thơm, lõi trắng là tốt. Không dùng rễ con.
Thành phần hóa học: Có tinh dầu.
Tính vị - quy kinh: Vị cay, ngọt, tính ôn. Vào năm kinh can, phế, tỳ, vị và bàng quang.
Tác dụng: Phát biểu, trừ phong thấp.
Công dụng: Trị ngoại cảm, đau khớp xương, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở.
Liều dùng: Ngày dùng 6-12g.
Kiêng kỵ: âm hư hỏa vượng không có phong tà thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Cắt bỏ xơ trên đầu cuốn, tẩm nước ướt cho mềm, thái lát, phơi khô dùng sống hoặc sao.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa qua, để ráo, thái mỏng, phơi khô.
Bảo quản: dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, kín. Nếu bị mốc mọt thì sấy hơi diêm sinh.

Bào chế PHÒNG KỶ Stepphania tetrandra S.Moore; Họ tiết dê (Menispermaceae)

PHÒNG KỶ


Tên khoa học: Stepphania tetrandra S.Moore; Họ tiết dê (Menispermaceae)
Bộ phận dùng: rễ cái. Rễ cái vàng, chắc, có vân ngang là tốt.
Rễ đen, xốp, có chỗ loét, thái vỡ là xấu.
Ở ta còn dùng rễ cây gấc để thay thế là không đúng.
Thành phần hóa học:sinomenin và disinomenin, có nhiều alcaloid.
Tính vị - quy kinh: Vị rất đắng, cay, tính hàn. Vào kinh bàng quang.
Tác dụng: Trừ phong, hành thủy, tả thấp nhiệt ở hạ tiêu.
Công dụng: trị thủy thũng, cước khí sưng phù, phong thấp, khớp xương sưng nhức, trị nhọt lở.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: âm hư mà không có nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
+ Cạo bỏ vỏ ngoài, rửa rượu phơi khô (Lý Thời Trân).
+ Lấy rễ khô ngâm nước một ngày, vớt ra ủ mềm thâu, thái lát phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, ngâm một lúc, ủ cho đến mềm thấu, thái mỏng phơi khô. Có thể rửa sạch, thái mỏng ngay rồi phơi khô.
Bảo quản: Phơi thật khô, để nơi cao ráo.

Bào chế vị thuốc PHI TỬ Embelia ribes Burn.; Họ đơn nem (Myrrinaceae)

PHI TỬ


Tên khoa học: Embelia ribes Burn.; Họ đơn nem (Myrrinaceae)
Bộ phận dùng: Nhân của quả. Quả chắc to, nhân chắc vàng, không lép vụn nát, còn nhiều dầu là tốt.
Ta cũng còn dùng hạt dây chua ngút, quả bé nhỏ như hạt tiêu. Dây chua ngút có hai cây khác nhau: , cây có tên khoa học là Embelica ribes Burm (họ Boraginaceae) (loại dây bò) thường dùng; cây mang tên khoa học Cordia bantamesi Blum (loại cây nhỏ).
Thành phần hóa học: Chất béo, tinh dầu, tanin.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh phế và đại trường.
Tác dụng: Tiêu ích, chỉ khái, sát trùng.
Công dụng: Trị tri, giun sán, trị ho
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g (Bắc); 20 - 40g (chua ngút).
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư, ỉa chảy không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng phi tử bỏ vỏ, dùng sống hoặc sao qua.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Giã dập, bỏ vỏ lấy nhân:
- Dùng sống: giã dập rồi ăn.
- Dùng chín (thường dùng): sao qua thấy mùi thơm là được, để ăn.
- Tán bột: sao quả tán bột.
Khi ăn dùng với nước đường hoặc mật.
Bảo quản: Dễ mọt, cần để nơi khô ráo, kín, tránh nén ép, vụn nát mất dầu.

Bào chế PHÁC TIÊU Natrium sulfuricum

PHÁC TIÊU


Tên khoa học: Natrium sulfuricum (Na2SO4.10H2O)
Phác tiêu do các cơ sở hóa chất sản xuất, kết tinh màu trắng đục: có ngậm 10 phân tử nước, vị mặn hơi chua. Phác tiêu thiên nhiên có nhiều tạp chất, đen, nhiều chất bẩn. Thứ ẩm ướt, chảy, vụn nát là kém.
Tính vị - quy kinh: Vị mặn, đắng, tính hàn. Vào 3 kinh vị, đại tràng, và tam tiêu.
Tác dụng: Tiêu tích, tả nhiệt, nhuận táo; dùng làm thuốc xổ.
Công dụng: Ruột và dạ dày thực nhiệt, tích trệ, đại tiện tảo.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Theo Tây y:
Nhuận tràng: liều dùng 5 - 10g, buổi sáng nhịn đói, uống với nửa cốc nước.
Tẩy: 20 - 50g hòa tan trong 300ml nước, uống làm 2 - 3 lần cách nhau 10 phút.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Phác tiêu có nhiều tạp chất nên cần tinh chế lại: thứ tinh chế gọi là huyền minh phấn, thứ kết lại trên mặt có gai nhọn gọi là mang tiêu.
Cách chế huyền minh phấn: đem phác tiêu cùng nấu với rau cải cho tan ra, bỏ rau cải, gạn lấy nước trong đổ vào một cái chậu phơi sương một đêm, trên có vật kết tinh là thành.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Phác tiêu có tạp chất, cần tinh chế lại trước khi dùng.
Hòa tan trung nước lọc qua bông, rồi cô lại cho kết tinh.
Bảo quản: Hay bị chảy nước, cần tránh ẩm để nơi thoáng gió.
Nếu có nhiều, lót giấy bản hay giải màn, đựng trong hòm gỗ. Nếu có ít đựng trong lọ hoặc hộp giấy.