Tam Đảo mù sương

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Bào chế Ý DĨ NHÂN (bo bo) Coix lachryma-jobi L.; Họ lúa (Poaceae)

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Ý DĨ NHÂN (bo bo)


Tên khoa học: Coix lachryma-jobi L.; Họ lúa (Poaceae)
Bộ phận dùng: Nhân hạt. To, khô, chắc đều, sạch vỏ, sạch cám, trắng như gạo nếp, không vụn nát quá, không lẫn tạp chất, không mốc mọt là tốt.
Loại những hạt ý dĩ đá cứng, xay không vỡ.
Thành phần hóa học:tinh bột, chất đạm, acid amin và chất béo.
Tính vị - quy kinh: vị ngọt, tính hàn. Vào hai kinh phế, tỳ.
Tác dụng: Lợi thủy, thanh nhiệt, kiện tỳ, bổ phế.
Công dụng: Tê thấp co quắp, viêm ruột, viêm phổi, trị phù thũng, trị đi tả, sỏi thận.
Liều dùng: Ngày dùng 10 - 30g.
Kiêng kỵ: Không thấp nhiệt thì kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Đem thứ ý dĩ đã giã trắng tinh rồi để sông dùng hoặc sao vàng dùng hoặc sao lẫn với cám (1kg ý dĩ dùng 100g cám) cho phồng đều, giòn, để nguội dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Khi mua về, đã giã sẩy bỏ vỏ (dùng sống).
Hoặc sao vàng dùng.
Vo sạch, để ráo nước, sao vàng, nổi phồng đều, tán bột dùng trong hoàn tán.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng gió để tránh sâu mọt, năng phơi.

Bào chế XUYÊN TIÊU Zanthoxylum simulans Hance; Họ cam quýt (Rulanceae)

XUYÊN TIÊU


Tên khoa học: Zanthoxylum simulans Hance; Họ cam quýt (Rulanceae)
Bộ phận dùng: Vỏ quả. Quả nhỏ đã mỏ mắt, trong có một hột đen; vỏ ngoài sắc nâu hồng, khô, thơm; vỏ trong trắng ít thơm. Chưa mở mắt thì không nên dùng.
Ta thường dùng quả cây sưng (hoàng lực, đắng cay) để thay xuyên tiêu, tương ứng với tên Trung Quốc là hoa tiêu (Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC., cùng họ). Công dụng giống nhau.
Thành phần hóa học: Tinh dầu, mùi thơm và chất đắng.
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào ba kinh phế, tỳ và thận.
Tác dụng: Tán hàn, trục thấp, ấm trung tiêu, trợ hỏa, hành thủy, làm thuốc giải độc, sát trùng.
Công dụng: Bụng lạnh đau, nôn mửa đi tả, trị giun đũa, trị thấp, kiện vị.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Sao qua cho ra mồ hôi, còn nóng cho vào ống tre, dùng que cứng đâm giã cho tróc vỏ trong lấy vỏ ngoài mà dùng hoặc chỉ sao nóng đổ lên miếng giấy sạch đặt trên đất, lấy bát úp kín lại, đợi nguội lấy ra giã bỏ vỏ trong lấy vỏ ngoài mà dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Dùng cả quả (vỏ và hột) sao qua thấy thơm, ướt mặt là được.
Bảo quản: đậy kín, để chỗ khô, ráo, tránh nóng.
Ghi chú: Hạt dùng lợi tiểu trị phù thũng (ít dùng); ngày dùng 4 - 40g (nhưng phải thận trọng).

Bào chế XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)

XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)


Tên khoa học: Manis pentadactyla L.; Họ tê tê (Manidae)
Bộ phận dùng: Vẩy. Vẩy cứng rắn, bóng, hơi thành hình tam giác, chính giữa dày, xung quanh mỏng, màu nâu nhạt hoặc nâu đen. Theo kinh nghiệm vảy ở đuôi tốt và có tác dụng nhiều hơn, cho nên vảy ở dưới đuôi có nhiều giá trị.
Thành phần hóa học: Gelatin, muối vô cơ..
Tính vị - quy kinh: Vị mặn, tính hơi hàn. Vào hai kinh can và vị.
Tác dụng: Thông kinh lạc, trừ phong, hoạt huyết, tiêu thũng, xuống sữa.
Công dụng: Trị phong, tê cứng đau nhức, trị sốt rét do đờm tích, trẻ em kinh sợ, trị mụn nhọt, sữa không thông.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Mụn nhọt đã phá miệng, người hư nhược không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng xuyên sơn giáp thì có thể nướng phồng, đốt cháy; hoặc có thể tẩm mỡ, giấm, nước tiểu trẻ em hoặc dầu mè, rồi nướng hoặc sao với đất, với bột hến (cáp phấn) tùy từng trường hợp, không bao giờ dùng sống (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Lấy nước vôi lỏng (độ 5 lít nước với 20g vôi tôi rồi) ngâm 1 ngày. Lấy ra xóc rửa nhiều lần cho kỹ. Để khô, lấy cát rang nóng cho vảy tê tê vào sao cho phồng lên và vàng đều, đựng kín. Khi dùng tẩm giấm hoặc nước tiểu trẻ em tùy theo đơn, giã dập dùng trong thuốc thang hoặc tán bột với các thuốc khác làm hoàn.
Tại Viện Đông y: rửa sạch, để khô, tẩm giấm, sao cho phồng và vàng đều (cách này thường dùng).
Bảo quản: Tránh ẩm.

Bào chế XUYÊN KHUNG Ligusticum wallichii Franck.; Họ hoa tán (Apiaceae)

XUYÊN KHUNG


Tên khoa học: Ligusticum wallichii Franck.; Họ hoa tán (Apiaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ).
Củ to vỏ ngoài đen vàng, thái lát ra thấy vàng trắng, mùi thơm đặc biệt, không thối nát, chắc, nặng là tốt.
Thành phần hóa học: Có tinh dầu 1 - 2%, acid ferulic.
Tính vị - quy kinh: vị cay, tính ôn, Vào ba kình can, đỏm và tâm bào.
Công dụng:
- Dùng sống: trị sưng đau, trừ phong thấp, kinh bế.
- Sao thơm: bổ huyết, hành huyết, tán ứ.
- Tẩm sao: trị đau đầu, chóng mặt.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Âm hư hỏa mạnh, dễ cường dương, đổ mồ hôi không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy xuyên khung khô ngâm nước 1 giờ, ủ kín độ 12 giờ cho mềm đều, thái lát dày 1mm, phơi khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch ủ 2 - 3 ngày đêm cho đến khi mềm, củ nào chưa mềm ủ lại (không nên đồ vì dễ bị nát và bay hết tinh dầu), thái lát hoặc bào mỏng 1 - 2 ly.
Phơi hoặc sấy nhẹ lửa (40 - 500) dùng sống (thường dùng).
Sau khi thái có thể sao qua cho thơm hoặc phơi khô rồi tẩm rượu một đêm, sao qua.
Bảo quản: Đựng thùng kín, để nơi khô ráo, để lâu phải sấy diêm sinh. Dễ bị mốc mọt.

Bào chế XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ) Phaseolus angularis Wigth: Họ đậu (Fabaceae)

XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)


Tên khoa học: Phaseolus angularis Wigth: Họ đậu (Fabaceae)
Bộ phận dùng: Hạt. Hạt già mẩy, bỏ vỏ, nhân hồng, khô, rắn chắc, không mốc mọt là tốt.
Thành phần hóa học: Chất dầu béo, albumin, sinh tố B1, B2, acid nicotinic…
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, chua, tính bình. Vào hai kinh tâm và tiểu trường.
Tác dụng: Lợi thủy, hành huyết, tiêu sưng tấy, rút mủ
Cộng dụng: Trị thủy thũng, trị tả lỵ và ung nhọt.
Liều dùng: Ngày dùng 12g đến 40g.
Kiêng kỵ: Âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
- Ngâm nước rồi ủ cho mọc mầm, lấy ra phơi khô dùng.
- Dùng tươi hoặc khô, có thể sao qua.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Tạng nhiệt thì dùng sống, tạng hơi hàn thì sao qua nhưng thường dùng sống. Có thể sao đen tồn tính theo yêu cầu của lương y để an thần và lợi tiếu.
Bảo quản: Phơi khô, đậy kín, để nơi khô ráo tránh ẩm, đề phòng sâu mọt.
Nên phơi nắng mỗi khi thấy chớm mốc mọt.\

Bào chế XÍCH THƯỢC Paeonia liactiflora Pall.; Họ mao lương (Ranunculaceae)

XÍCH THƯỢC


Tên khoa học: Paeonia liactiflora Pall.; Họ mao lương (Ranunculaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ to dài, ngoài sắc nâu xám, trong sắc hồng hoặc trắng, chắc, nhiều bột là tốt.
Thành phần hóa học: Tinh bột, chất chát, chất dính, chất đường, sắc tố.
Tính vị - quy kinh: Vị chua, đắng, tính hơi hàn. Vào phần huyết của can kinh.
Tác dụng: Tán huyết, tả can hỏa.
Công dụng:
Dùng sống: tán tà, hành huyết.
Tẩm rượu sao: thổ huyết, đổ máu cam,
Tẩm giẫm sao: trị kinh bế, đau bụng.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: huyết hư, không bị ứ trệ thì kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Ủ mềm thái mỏng (dùng sống). Có thể tẩm rượu hoặc tẩm giấm sao.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Rửa sạch, ủ cho đến mềm thấu, thái lát hoặc bào mỏng. Sấy hoặc phơi khô (dùng sống).
- Sau khi bào thái mỏng sấy khô, tẩm rượu 2 giờ rồi sao, hoặc tẩm giấm sao.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín, tránh ẩm sinh mốc.

Bào chế XÀ SÀNG TỬ Cnidium monnleri (L.) Cuss; Họ hoa tán (Apiaceae)

XÀ SÀNG TỬ


Tên khoa học: Cnidium monnleri (L.) Cuss; Họ hoa tán (Apiaceae)
Bộ phận dùng: Quả và hạt. Hạt chắc, mùi hắc là tốt; lép là xấu.
Thành phần hóa học: Có tinh dầu 1,3%, có chất oston, chất dầu 92,6%.
Tính vị - quy kinh: Vị cay, đống, tính ôn. Vào hai kinh thận và tam tiêu.
Tác dụng: Cường dương, bổ thận, trừ phong, táo thấp, sát trùng.
Công dụng: Trị liệt dương, âm hộ ngứa, trị lở.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Kiêng kỵ: Thận hỏa, dương vật dễ cương không nên dùng. Phần nhiều làm thuốc dùng ngoài.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
- Lấy nước chàm đặc và nước bách bộ đặc cùng tẩm với xà sàng vài giờ, vớt ra phơi khô. Lại dùng nước đại hoàng tẩm ướt rồi đồ chín 3 giờ, lấy ra phơi dùng (Lôi Công).
- Dùng uống trong thì xát bỏ vỏ ngoài, lấy nhân sao qua cho không còn cay; lấy nước rửa ngoài thì dùng sống (Đại Minh).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Dùng sống: nấu lấy nước để tắm rửa.
Dùng chín: tẩm muối sao qua (nỏ đều là được).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, mát, kín, tránh nóng, ẩm để giữ tinh dầu.

Bào chế XẠ HƯƠNG

XẠ HƯƠNG


Bộ phận dùng: xạ hương là một chất đặc lổn nhổn do hạch ở sát dương vật của một thứ cầy hương đực (có người còn gọi là hươu xạ) từ 3 tuổi trở lên (Moschus moschi-ferus L.), họ hươu xạ (Moschida). Con cầy hương giống con cầy cao chừng 50cm, dài 80 - 90cm, toàn thân màu vàng tro. Nó sông bằng những cây cỏ thơm, vì vậy người ta cho rằng nguồn gốc xạ là ở các cỏ thơm đó. Đi đến đâu nó tiết xạ để nhớ đường về.
Túi xạ ở phía bụng, khoảng 2cm trước chỗ bìu dái và trước dương vật. Hình dạng túi xạ thay đổi, khi thì hình tròn, khi thì dẹt, trên phủ lông như những lông khác ở bụng con cầy hương; túi xạ có một điếm sâu, đường kính chừng 5mm, tất cả lông trông như đều hướng về điểm này.
Ngoài ra ở Việt Nam ta còn có loài cầy hương khác (Vicerricula malaccensi Gmelin) và cầy giống (Viverrazibetha, họ Viverridae), cũng có túi thơm nhỏ, người ta cũng lấy chế biến và gọi là xạ. Thứ xạ này không thơm và không tót bằng xạ hương nói trên.
Thử xạ thật giả theo kinh nghiệm nhân dân:
- Xạ thật có mùi thơm xộc ngay vào mũi, thơm lâu.
- Dùng móc lấy ráy tai cho vào trong túi xạ lấy ít xạ cho vào ngay mà vê, xạ thật thì nhiều đàn tính, mềm nhũn, viên lại thành tròn, bóp bẹp thành bột; thứ giả thì viên lại thành dài, không có đàn tính.
- Lấy chút ít xạ hương cho vào nước sôi một chốc lấy ra, xạ thật thì bã nó thơm mãi, thứ giả không thơm mà lại hôi.
- Phân biệt nguyên cả miếng xạ hương còn cả da, có thể dùng kim xăm vào thử xem có khối chắc cứng hoặc khôi thịt. Nếu có vật cứng tức là họ cho chì vào để thêm nặng cân.
- Dùng sợi chỉ tơ tẩm vào nước hành tanh, lấy sợi chỉ đỏ xâu vào trôn kim, lấy kim xuyên qua túi xạ, xạ thật thì sợi chỉ không còn mùi tanh, thứ giả thì mùi tanh của hành mất đi rất ít.
- Lấy chút ít xạ hương để trên miếng sắt mà đốt thì thấy cháy xèo xèo như đốt tóc, tỏa mùi thơm mà không có mùi khét, toàn bộ cháy gần hóa ra tro nhưng còn lại cũng rất ít, xạ giả chất than còn lại rất nhiều.
- Những thứ trộn lẫn vào xạ hương, phần nhiều hay lẫn thứ huyết khô, miếng thịt khô thái vụn hoặc bột chì hoặc đất cát trộn vào. Nếu cho xạ hương ấy vào than đỏ mà đốt thì khôi thịt và huyết khô cháy khét, chất chì thì không cháy, đất cát còn lại.
Lấy xa hương và cách chế biến:
- Bắt được cầy hương để nó nằm im nửa giờ cho xạ hồi về. Xẻo lấy túi xạ: có người treo trong nhà âm can đến khi khô, có người lấy lá trầu bọc lại (hoặc là long não) cho đến khô, vì cho là da túi hay bị thối. Cũng có người đem tẩm rượu phơi râm cho khô, rồi lại tẩm, âm can (3 lần).
Khi túi xạ khô rồi thì bỏ vào lọ đậy kín.
- Lại có người chế xạ hương theo cách sau đây: lấy một dùi sắt nung đỏ lăn cho cháy hết lông túi xạ để làm khô túi. Sau đó thái mỏng, đặt vào một cái bát, lấy cái bát khác nhỏ hơn úp vào, trét kín bằng lá khoai và cám đã làm nhuyễn rồi đun nóng nhẹ. Muốn biết thế nào là vừa thì đặt lên bát úp một lá trầu, khi nào lá trầu khô là được, mở bát ra, cạo lấy phấn xạ bám lên lòng bát úp, cho vào lọ nút kín.
- Người ta không cạo lông túi xạ vì sợ làm mỏng túi, xạ bay đi.
Thành phần hóa học: Trong xạ hương có cholesteron, chất béo, chất nhựa đắng, muối calci, amon và một tinh dầu 34% (chủ yếu là muscon).
Tính vị - quy kinh: vị cay, tính ôn, thông khắp 12 kinh.
Tác dụng: Thông khiếu, thông kinh lạc.
Công dụng - liều dùng: Tây y hay dùng xạ hương làm chất trấn kinh, cường dương, điều kinh v.v… dưới dạng cồn xạ hương với liều 6 - 10g một ngày, cồn này pha thành thuốc uống, nay ít dùng.
Kiêng kỵ: Người suy nhược, sức yếu, phụ nữ có thai không được dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng nước nóng, nhúng ướt cạo sạch lông da, mở túi xạ ra, thái mỏng nhỏ và nghiền bột dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Khi dùng xạ khô thì lấy dao sắc chích túi ra, lấy hạt xạ, thường chỉ to bằng nửa hạt gạo, vàng xám, bỏ lọ đậy kín. Khi dùng lấy một tí, rồi lại cất đi. Còn túi xạ khi dùng đến đâu thì mài với ít nước, gạn lấy nước mà dùng, còn thì lại phơi khô cất đi.
- Nhưng có người khi lấy hạt xạ ra rồi, còn túi thì đem sao đen rồi tán thành bột mịn; sau đó cho hạt xạ cùng tán cho đều, đựng lọ kín.
- Cũng có người sau khi lấy hạt xạ cất riêng rồi còn túi thì đem ngâm rượu, lọc đi để uống.
- Còn có người cho vào lọ đựng hạt xạ một số cốm chuồi đã rang (miền Bắc gọi là bỏng rang) đậy kín. Khi dùng lấy cốm chuồi ra dùng, hết lại cho cốm chuồi khác vào.
- Hòn dái con cầy hương đem sao với cát nóng cho khô tán bột để dùng.
Bảo quản: Cần để vào lọ thật kín, để nơi khô ráo, tránh nóng ẩm vì sẽ làm mất mùi thơm. Cũng cần để xa các chất có mùi thơm khác như băng phiến, bạc hà dễ bị bắt mùi.

Bào chế XẠ CAN (cây rẻ quạt) Belamcanda sinensis (L) D.C; Họ lay ơn (Iridaceae)

XẠ CAN (cây rẻ quạt)


Tên khoa học: Belamcanda sinensis (L) D.C; Họ lay ơn (Iridaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Rễ cong queo có đốt, ngắn, to, khô, sạch rễ con, sắc vàng nhạt hoặc vàng nâu; ruột trắng, thơm, rắn. Thứ vụn nát, mốc, thâm đen, xốp, mọt là xấu.
Thành phần hóa học: Có belamcandin, teetoridin, iridin v.v… đều có tính chất glucosid.
Tính vị - qui kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào hai kinh can và phế.
Tác dụng: Thanh hỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đàm.
Công dụng: Trị viêm yết hầu, ho, đàm tắc, trị sốt rét.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Hái lấy củ, ngâm nước vo gạo một đêm, vớt ra; nấu với lá tre độ 3 giờ, phơi khô dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Dùng tươi: rửa sạch, giã với ít muối để ngậm (trị đau cổ).
Dùng khô: mài thành bột trong nắp siêu, uống với nước tiểu trẻ em khỏe mạnh dưới 3 tuổi.
Rửa sạch, ủ mềm đều, bào mỏng phơi khô.
Bảo quản: Cho vào thùng kín, tránh ẩm mọt mốc, để nơi cao ráo.

Bào chế XÀ (rắn)

XÀ (rắn)


Có nhiều thứ rắn, rắn thường dùng là những con sau đây:
Rắn hổ mang (Naja naja L.), rắn ráo (Zamenis korros), rắn cạp nong (Bungarus fascitus), họ Elapidaek; rắn lục (Trimeresurus sp.), bạch hoa xà (Agkistsodon acutus Guenther), họ Crotalinare.
Rắn có hai cái hạch chứa nọc độc ở hàm trên sau hai con mắt. Khi rắn cắn thì nọc độc tiết ra chảy xuống cái ống nhỏ trong răng nanh (khi bắt được rắn thì phải bẻ răng nanh).
Tây y dùng nọc đã chế biến để làm giảm các cơn đau.
Đông y dùng mật, da, mô, xương, thịt hoặc rượu rắn với những công dụng khác nhau.
1. Mật rắn: ở Trung Quốc dùng mật rắn ráo, rắn hổ mang, rắn cạp nong chế thành tam xà đởm trị chứng nóng sốt, đơn, suyễn.
Ở Việt Nam:
- Lấy mật rán cô cách thủy cho hơi đặc, lấy vỏ quýt lâu năm rửa sạch, cạo bỏ lần trắng ở trong, sấy nhẹ hoặc phơi khô. Dùng mật rắn tẩm, sấy nhẹ cho khô rồi lại tẩm; làm như vậy nhiều lần, Cuối cùng tán bột để dùng.
- Lấy mật rắn (hổ mang) buộc cổ túi mật lại, tẩm rượu, phơi âm can một ngày đêm lại tẩm, làm 3 lần trong 3 ngày rồi treo lên cho đến khi khô. Khi dùng cứ 3 phân (khoảng 0,12g) cho vào 30 ml rượu 400 để dùng trị các chứng phong sưng đỏ, chạy chỗ này chỗ khác.
2. Da (xác) rắn: treo rắn lên, cứa xung quanh cổ, lột lấy da. Nhúng da vào nước rửa sạch. Phơi (sấy) khô rồi tán bột hoặc đốt tồn tính để trị những bệnh ngoài da, thối tai, trị hủi.
3. Mỡ rắn: lấy mỡ rắn bỏ vào chai dùng để trị bỏng lửa, chốc đầu. Nấu với các vị thuốc khác bôi để chóng lên da non.
4. Xương rắn: đập chết rắn, chôn 3 tháng, lấy xương sống rửa sạch, sấy hoặc sao vàng cho kỹ (để dễ tiêu) rồi cho vào túi vải, ngâm rượu hoặc ngâm chung với các vị thuốc khác (tỷ lệ 1/4) trong vòng 1 tháng đe trị phong thấp, ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén con độ 30ml. Hoặc có thể lấy xương đã chế biến như trên đem nấu cao, cao này cũng dùng để trị phong thấp.
5. Thịt rắn: chặt bỏ đầu, bỏ đuôi độ 10cm, lột da, bỏ phủ tạng cho kỹ, róc lấy thịt. Băm thịt nhỏ, làm viên bọc lá lốt (Piper lolo L.) rán cho trẻ em ăn trị sài chốc hoặc nấu cao với thịt con bìm bịp (Centropus sinensis intermedius họ Phenicophaidac) để có thể thay cao hổ cốt trị thấp khớp.
6. Rượu rắn: nếu được đủ cả 3 con khác nhau thì càng hay, nếu không 1 đến 2 con cũng được, không cần đồng lượng. Có hai cách ngâm rượu rắn:
- Ngâm tươi: cho rắn vào bình đổ cồn 900 cho ngập, đậy kín ngâm trong 3 ngày đêm cho rắn tiết chất độc và chết. Bỏ rượu này đi, lấy rắn ra chặt bỏ đầu đuôi như làm thịt rắn, mổ bụng, bỏ hết phủ tạng (trừ mật), để cả da (có người nói lột bỏ da), đổ ngập rượu 400 ngâm kín hơn 100 ngày (càng lâu càng tốt). Có người chôn cả bình rượu rắn xuống đất. Chỉ ngâm một lần dùng hết thì thôi (nhưng cũng có người ngâm đi ngâm lại nhiều lần). Lúc đầu ngâm thấy thối, sau trở lại thấy thơm. Rượu rắn vàng, hơi xanh.
- Ngâm khô: ngâm khô thì chóng được hơn, nhưng tác dụng có thể kém hơn ngâm tươi. Chặt bỏ đầu và khúc đuôi, mổ bụng, lột da bỏ hết phủ tạng, rửa qua rượu: chặt ra từng khúc. Nướng cho vàng, ngâm rượu trong vòng một tháng có thể dùng được. Hoặc sau khi nướng vàng rồi sấy khô tán bột, cho vào túi vải, ngâm rượu trong vòng 20 - 30 ngày là dùng được.
Rượu rắn dùng để trị phong thấp.
Ngày dùng 30 - 60ml rượu chia uống 2 lần trưa và tối.
Bệnh huyết hư sinh phong thì không nên dùng.

Bào chế VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH Vaccaria pyramidala Medie; Họ cẩm chướng (Caryophyllaceae)

VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH


Tên khoa học: Vaccaria pyramidala Medie; Họ cẩm chướng (Caryophyllaceae)
Bộ phận dùng: Quả. Quả bằng chiếc khuy áo con (0,5cm) đen có nhiều đốm nhỏ.
Quả mẩy, hạt đều đen, rắn chắc, không xốp mọt )à tốt.
Ta thường dùng quả cây mua (Melasloma candidum D. Don, họ mua); còn có người dùng quả trâu cổ (Ficus pimula L., họ dâu tằm) để thay thế.
Thành phần hóa học: chứa saponin, lacotstic…
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Vào hai kinh can và vị.
Tác dụng: Thông kinh, hành huyết, dễ đẻ, giảm đau.
Công dụng: Trị nhọt mụn đinh độc sưng nhức, đàn bà khó đẻ, kinh nguyệt không đều, ít sữa.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Kiêng kỵ: không có ứ trệ, ra máu nhiều, phụ nữ có thai thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
- Bổ làm đói, phơi nắng nhẹ, cho rơi hết hột, nạo bỏ vỏ ngoài mà dùng.
- Bò tạp chất, sao cho nứt thành mảng trắng, khô độ 7/10 lấy ra để nguội.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Bổ đôi, cạo bỏ hạt (nếu còn), lúc bốc thuốc thang giã dập (thường dùng).
Có thể giã dập, tẩm rượu, sao qua (hành huyết).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng gió.

Bào chế VIỄN CHÍ Polygala tennifolia Willd.; Họ viễn chí (Polygalaceae)

VIỄN CHÍ


Tên khoa học: Polygala tennifolia Willd.; Họ viễn chí (Polygalaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ to, vỏ dày đã bỏ hết lõi là tốt.
Thành phần hóa học: có chất senegin A, senegin B, có tinh dầu (chủ yếu là methyl salicylat và valerianat), có acid salicylic.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, cay, tính ấm. Vào hai kinh tâm và thận.
Tác dụng: Bổ cả thủy hỏa và dưỡng huyết, bổ khí, cường tâm, an thần, long đờm, tán uất.
Công dụng: Trị ho đờm, kém trí nhổ, hồi hộp, trị mụn nhọt sang lở.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Kiêng kỵ: cơ thể thực nhiệt không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Rửa sạch, ủ mềm thấu, rút bỏ lõi, dùng nước cam thảo ngâm một đêm, phơi khô hoặc sao dùng (Lôi Công)
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch bỏ lõi thái mỏng ngâm nước cam thảo một đêm (1kg viễn chí dùng 50gam cam thảo giã nhỏ hòa với nước) rồi sao vàng. Có người tẩm mật ong hoặc tẩm nước đậu đen rồi sao vàng.
Theo Tây y:
Cùng dùng để trị ho.
Cách chế như sau: viễn chí 100g, nước cất 150ml, đường kính vừa đủ. Đun sôi nước cất đổ vào viễn chí, đậy kín ngâm trong 6 giờ, ép lọc qua vải. Để lắng gạn lấy nước trong, cứ 100 phần nước ngâm thì thêm 180 phần đường. Đun sôi ngay và nhanh rồi lọc qua vải.
Còn dùng ở thể bột: sấy khô, tán bột.
Ngày dùng 0,30 đến 2g.
Bảo quản: Không nên bào chế nhiều, dùng đến đâu bào chế đến đấy, để nơi khô ráo.

Bào chế VĂN CÁP (con ngao, hến) Meratrix meretrix lusoria Gmalin; Họ hến (Veneridae)

VĂN CÁP (con ngao, hến)


Tên khoa học: Meratrix meretrix lusoria Gmalin; Họ hến (Veneridae)
Bộ phận dùng: Vỏ. Vỏ hình quạt, ngoài vỏ có văn hoa, trong vỏ trắng, rắn chắc là tốt; mềm, bở, mục là xấu.
Thành phần hóa học: Calci carbonat
Tính vị - quy kinh: Vị mặn, tính bình. Vào hai kinh phế và thận.
Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp, tán uất kết.
Công dụng - liều dùng: Trị ho hen, tràng nhạc, tiểu tiện ít, ngực hông đau, bảng huyết, bạch đới.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy được nước cọc rào nấu 50 phút, lại tẩm nước kỷ tử cho đều, đồ một lúc, tán bột dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Mục đích của việc bào chế là làm thế nào tán được thành bột gọi là cáp phấn.
Rửa cọ sạch văn cáp, để ráo, cho vào nồi đất nóng rang độ một giờ nó sẽ trở thành trắng, bóp thấy bở ra là được, sau đó tán bột mịn.
Rửa cọ sạch, để ráo cho vào nồi đất, trét kín nung chín, khi thấy đã trắng và bỏ ra là được, nếu thấy còn xanh thì là còn sống. Để nguội tán bột mịn.
Nếu dùng ít có thể để trên mặt ngói hoặc miếng tôn, nung cho trắng ra, để nguội tán bột. Có thể rải lên mặt than hồng đốt cho đến bở ra là được, tán bột.
Thuốc đã sắc được, lấy cáp phấn cho vào đánh mạnh, để lắng chắt lấy nước thuốc, bỏ cặn.
Bảo quản: Dễ bảo quản, đựng trong lọ hoặc hộp tùy điều kiện, tránh acid. Thứ đã bào chế rồi đựng trong lọ kín.

Bào chế UY LINH TIÊN Clematis sinensis Osbeck.; Họ mao lương (Ranunculaceae)

UY LINH TIÊN


Tên khoa học: Clematis sinensis Osbeck.; Họ mao lương (Ranunculaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Mỗi năm mọc nhiều rễ, lâu năm mọc thành một khóm rậm rạp, có hàng trăm sợi, dài đến 60cm.
Dùng thứ rễ nhiễu, rậm dài, đen sẫm, nhục trắng, chất chắc là tốt nhất, còn thứ khác nữa nhưng không dùng làm thuốc được.
Ở Việt Nam có hai cây thường dùng thay uy linh tiên Trung Quốc là cây kiến cò hay bạch lạc (Rhiracan communic Nees, họ Acanthaceae). Ở liên khu IV có loại uy linh tiên dây leo Thunbergia (cùng họ), lá hình quả tim, hoa trắng, rễ từng chùm như dây uy linh tiên Trung Quốc (cần sưu tầm, nghiên cứu thêm).
Thành phần hóa học: Có anemonin và anemonon.
Tính vị - quy kinh: Vị cay, mặn, tính ôn. Vào kinh bàng quang.
Tác dụng: Hành khí, trừ phong, thông kinh lạc.
Công dụng: trị phong tê, đau nhức, lợi tiếu, tích trệ.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Dùng tươi giã nát đắp ngoài trị sang lở và hắc lào.
Kiêng kỵ: Huyết hư gân co, không phong thấp thực tả thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Rửa sạch, bỏ tạp chất, ngâm nước cho mềm, vớt ra cắt từng khúc 2cm, phơi khô dùng; hoặc tẩm rượu, ủ thấu, sao nhỏ lửa cho khô, để nguội dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ kín độ 12 giờ (không được ngâm nước) cắt ra từng khúc 3cm phơi khô.
Tùy từng trường hợp tẩm rượu, giấm, mật, gừng rồi sao qua.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.

Bào chế UẤT KIM Curcuma longa L.; Họ gừng (Zingiberaceae)

UẤT KIM


Tên khoa học: Curcuma longa L.; Họ gừng (Zingiberaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Thân rễ là củ nghệ (khương hoàng) vàng đậm. Rễ là củ con (uất kim), ta gọi là dái củ nghệ vàng nhạt. Thứ khô, da gà, nguyên củ thịt vàng nhạt, mùi thơm hắc, sạch vỏ, không mốc mọt, không vụn nát là tốt.
Củ dái cây ngọc kinh (C. aromaticaSalisb) cũng gọi là uất kim.
Thành phần hóa học: Có tinh dầu 1 - 5%, có chất màu curcumin. Ngoài ra còn có tinh bột, calci oxalat, chất béo.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào ba kinh tâm, phế và can.
Tác dụng: Giải uất, hành khí, lương huyết, phá ứ.
Công dụng: Trị thổ huyết, đổ máu cam, đái ra huyết, kinh nguyệt nghịch lên, đau ngực, bụng, trị hoàng đản, lên da non.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Âm hư không ứ trệ thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Đào củ về, rửa sạch bỏ rễ con thái lát, phơi khô. Khi dùng sấy giòn tán bột hoặc đốt tồn tính tán bột.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, ngâm 2 - 3 giờ, ủ mềm thấu, bào mỏng, phơi khô dùng.
Ngâm đồng tiện 3 ngày đêm (ngày thay đồng tiện một lần), thái lát, phơi khô, sao vàng (hành huyết).
Bảo quản: Dễ mốc mọt nên năng phơi sấy, để nơi khô, ráo, kín. Thứ chế rồi để nơi cao ráo cho khỏi ẩm mốc.

Bào chế TỲ GIẢI Dioscorea tokoro Makino; Họ củ nâu (Dioscoreaceae)

TỲ GIẢI


Tên khoa học: Dioscorea tokoro Makino; Họ củ nâu (Dioscoreaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ to vỏ trắng ngà, ruột trắng có nhiều chất bột, không mốc mọt, không vụn nát là tốt.
Thành phần hóa học: Có saponosid (dioxin và dioscorea sapotoxin).
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính bình. Vào hai kinh can và vị.
Tác dụng: Trị phong thấp, lợi tiểu.
Công dụng: Trị bạch trọc, lưng cốt tê đau, viêm bàng quang, đái buốt, trị thấp nhiệt sang độc.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g
Kiêng kỵ: Âm hư hỏa thịnh, thận hư không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Bỏ hết rễ con, rửa sạch đất cát, thái lát, phơi khô, dùng sống.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Ngâm nước vo gạo một đêm, rửa sạch bằng bàn chải, ủ mềm đều, bào hay thái mỏng, phơi khô (thường dùng).
Có thể tẩm muối sao tùy theo đơn.
Bảo quản: Dễ bị mốc mọt nên phải để nơi khô ráo, kín, phơi thật khô, cho vào thùng kín. Nếu chớm bị mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh.

Bào chế TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây) Eriobotrya japonica Lindl.; Họ hoa hồng (Rosaceae)

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)


Tên khoa học: Eriobotrya japonica Lindl.; Họ hoa hồng (Rosaceae)
Bộ phận dùng: Lá, lấy lá bánh tẻ (tức dày, không già, không non).
Lá tươi nặng được 40g, màu xanh lục hay hơi nâu hồng, khống vụn nát, không lẫn lá úa rụng, không sâu là tốt.
Thành phần hóa học: Lá có saponin, vitamin B (độ 2,8mg trong 1g), có acid ursolic, acid oleanic và caryophylin.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính bình. Vào hai kinh phế và vị.
Tác dụng: Thanh phế hòa vị, giáng khí hóa đờm.
Công dụng: trị tức ngực, ho suyễn do nhiệt (tẩm mật); trị đau dạ dày, trị nôn (tẩm gừng), khát nước (dùng sống).
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Hư hàn mà nôn mửa hoặc do phong hàn thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng miếng vải chùi sạch lông, lấy nước cam thảo lại chùi sạch, lau cho khô bôi mỡ sữa lên khắp lá mà nướng qua (Lôi Công).
Trị đau dạ dày thì tấm nước gừng nướng, trị bệnh phổi thì tẩm mật nướng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Chọn lá xanh, to, bỏ lá vàng, nát.
Để cái sàng trên một chậu nước vừa đủ ngập. Để lá trên mặt sàng, dùng bàn chải mềm chải hết lông cho kỹ. Nếu không nó sẽ gây ngứa cổ và ho. Thái nhỏ, phơi khô (dùng sống).
Tẩm gừng sao vàng hoặc tẩm mật sao vàng (tùy theo bệnh).
Ghi chú: Ta thường dùng lá cây bồng bồng còn gọi là nam tỳ bà (Calotropis giganteaR.Br), họ thiên lý (Asclepiadaceae) để trị ho hen, cách bào chế như trên. Thường 10kg lá tươi mới được 1 kg lá khô thái nhỏ.
Bảo quản: Thu hái về cần chế biến ngay, nếu không 2 - 3 hôm bị úa, thôi. Để nơi khô ráo, thoáng, tránh làm vụn nát. Bào chế rồi đậy kín, không nên để lâu.

Bào chế TÙNG TIẾT Lignum Pini Nodi Tuncorisati

TÙNG TIẾT


Tên khoa học: Lignum Pini Nodi Tuncorisati
Các loại thông (Pinus sp.); Họ thông (Pinaceae)
Bộ phận dùng: Đốt mắt cây tùng (thông). Đốt màu vàng nâu có nhiều dầu thơm là tốt.
Thành phần hóa học: Chất nhựa, trong đó có tinh dầu thông, α và β-pinen…
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính ấm. Vào hai kinh tỳ và phế.
Tác dụng: Hoạt huyết, hành khí, sinh cơ, chỉ đau, rút mủ.
Công dụng: Trị phong thấp, gân cốt tê nhức, dùng ngoài trị răng sâu đau.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 16g.
Kiêng kỵ: Âm huyết kém, không phải hàn thấp không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Cưa từng khúc ngắn, đẽo ra từng miếng nhỏ, khi dùng nấu lấy nước dùng hoặc cô thành cao dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Đẽo mỏng, không phơi (mất chất dầu),
- Dùng vào thuốc thang khi gần được mới bỏ vào.
- Phối hợp với thuốc khác ngâm rượu để xoa bóp.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh nóng, xa lửa.

Bào chế TỤC ĐOẠN Dipsacus japonicus Miq.; Họ tục đoạn (Dipsacaceae)

TỤC ĐOẠN


Tên khoa học: Dipsacus japonicus Miq.; Họ tục đoạn (Dipsacaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ khô, mềm, bẻ không gẫy giòn, ít xơ, da đen xám, ruột xanh thẫm, dài, to trên 5 ly, vị đắng không đen ruột, không mọt, không vụn nát là tốt.
Thành phần hóa học: Alcaliod, tinh dầu, chất màu, chất chát, saponin, đường.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, cay, tính hơi ôn. Vào hai kinh can và thận.
Tác dụng: Bổ can thận, nôi liền gân cốt, thông huyết mạch.
Công dụng: Trị đau lưng, mỏi gân cốt, gẫy xương, đứt gân, bổ can thận, an thai, lợi sữa, trị mụn nhọt.
Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16g.
Kiêng kỵ: Âm hư hỏa thịnh thì kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Ngâm nước một lúc, ủ mềm thấu, thái lát phơi khô (đùng sông) hoặc tẩm rượu sao dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch thái mỏng, phơi khô dùng (thường dùng).
Có khi tẩm rượu sao qua (trị đau xương).
Ngâm rượu uống với các thuốc khác.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, mát, phòng sâu mọt, mốc.

Bào chế TỬ UYỂN Aster talaricus L.F; Họ cúc (Asteraceae)

TỬ UYỂN


Tên khoa học: Aster talaricus L.F; Họ cúc (Asteraceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ từng chùm, nhỏ dài, đỏ tía, mùi hơi thơm, vị ngọt, hơi đắng, bẻ hơi dai là tốt.
Thành phần hóa học: Tinh dầu.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính ôn. Vào kinh phế.
Tác dụng: Thuốc ấm phổi, hạ khí, tiêu đờm, cắt cơn ho.
Công dụng: Trị ho thổ huyết, ho suyễn do phong hàn.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: không nên dùng nhiều và dùng độc vị. Thường hay phối hợp với thiên môn, mạch môn, bách bộ, tang bạch bì và thục địa.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Bỏ hết tạp chất, cát bỏ đầu và cuống, rửa sạch, cắt từng đoạn, tẩm mật một đêm, sấy khô (Lôi Công).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Cũng chế như trên, nhưng sau khi tẩm mật một đêm thì sao vàng.
Bảo quản: đậy kín, làm đến đâu dùng đến đấy.
Dễ hút ẩm, dễ mốc nên phải năng phơi sấy nhẹ.

Bào chế TRƯ LINH Polyporus umbellalus Fries; Họ nấm lỗ (Polyporaceae)

TRƯ LINH


Tên khoa học: Polyporus umbellalus Fries; Họ nấm lỗ (Polyporaceae)
Bộ phận dùng: Thứ nấm ở gốc cây sau sau (Liquidambar formosane), họ kim mai (Hamamelidaceae).
Xốp, ngoài hơi đen, trong trắng ngà là tốt. Thứ tốt không thâm nước, không mủn.
Thành phần hóa học: Có albumin, chất xơ, chất đường…
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, nhạt, tính bình. Vào hai kinh thận và bàng quang.
Tác dụng: Lợi tiểu, thấm thấp.
Công dụng: tiểu tiện ít, thủy thũng, trướng đầy, trị lâm lậu, bạch trọc, bạch đái.
Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16g.
Kiêng kỵ: không có thấp nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Cạo bỏ vỏ thô, lấy nước sông chảy (Trường lưu thủy) ngâm một đêm, đến sáng vớt ra thái lát mỏng, lấy lá thăng ma lẫn với nó đồ 3 giờ, bỏ lá phơi khô dùng (Lôi Công).
Dùng trư linh để trừ thấp ướt thì dùng sống.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch thái mỏng, phơi khô.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm.

Bào chế TRI MẪU Anemarrhena aspheloides Bunge; Họ hành (Liliaceae)

TRI MẪU


Tên khoa học: Anemarrhena aspheloides Bunge; Họ hành (Liliaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ mập, vỏ ngoài sắc vàng sẫm, có nhiều lông và rễ con, trong trắng và mềm dẻo là tốt.
Thành phần hóa học:saponin, chất dính, chất đường, chất thơm và chất béo.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào ba kinh phế, thận và vị.
Tác dụng: Bổ và nhuận thận, bổ thủy, tả hỏa, hoạt tràng.
Công dụng: Giải nhiệt, trị tiêu khát (đái đường), âm hư táo nhiệt, đại tiểu tiện không lợi.
Liều dùng: Ngày dùng 8 - 12g.
Kiêng kỵ: Người tỳ hư ỉa lỏng, không thực hỏa thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Trước hết tước nhỏ, đốt cho cháy lông và khô, rồi bỏ vào CÔI giã, không dùng đồ sắt (Lôi Công). Chọn thứ béo mềm, trong ruột trắng, cạo bỏ lông, thái lát, cho đi lèn thì tẩm bột sao khô (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Sao cho cháy lông, chà bằng vải cho sạch; -cạo lại, rửa sạch ủ đến mềm, thái miếng mỏng, sấy nhẹ cho đến khô. Khi dùng thì tẩm rượu (thường dùng) hoặc tẩm muối hay gừng tùy theo đơn.
Bảo quản: Cần tránh ẩm, dễ bị biến chất.

Bào chế TRẦN BÌ (vỏ quýt) Citrus deliciosa Tonore; Họ cam quýt (Rutaceae)

TRẦN BÌ (vỏ quýt)


Tên khoa học: Citrus deliciosa Tonore; Họ cam quýt (Rutaceae)
Bộ phận dùng: vỏ quả quýt, vỏ càng lâu năm càng tốt (giàn bếp), ngoài vỏ xù xì là vỏ quýt hôi, khô có mùi thơm, vỏ màu vàng hay nâu xám, không mốc mọt, vụn nát, không lẫn vỏ cam là thứ tốt.
Thành phần hóa học: Có tinh dầu (3,8% khi còn tươi), hesperidin, vitamin A, B.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, cay, tính ôn. Vào phần khí của hai kinh vị và phế.
Tác dụng: Điều lý phần khí, hóa đờm, táo thấp, hành trệ. Làm thuốc thơm mạnh dạ dày, thuốc trừ đờm và thuốc phát hãn.
Công dụng: Trị mửa và ho, trị khí xông lên ngực, hoắc loạn, tiêu thực, chỉ tiết tả, trừ nhiệt đọng ở bàng quang, trừ nước ứ đọng.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Kiêng kỵ: không thấp, không trệ, không đàm thì ít dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
- Nêu dùng làm thuốc hòa trung tiêu, điều dạ dày thì để xơ trắng; nếu dùng làm thuốc hạ khí tức, tiêu đờm thì cạo sạch xơ trắng (Lý Thời Trân).
- Muốn bỏ lớp xơ trắng thì cho ít muối vào nước sôi hòa tan, tẩm cho mềm thấu, cạo bỏ hết gân và xơ trắng, phơi khô dùng, cũng có khi sao hoặc sấy tùy từng trường hợp (Thánh Tế Kinh).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Rửa sạch (không rửa lâu), lau cạo sạch phía trong, thái nhỏ, phơi nắng vừa cho khô hoặc sao nhẹ lửa để dùng (trị nôn, đau dạ dày).
- Rửa sạch, cạo bỏ lớp trắng ở trong, thái nhỏ phơi khô, có khi tẩm mật ong hay muối sao qua dùng (trị ho).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh nóng ẩm.
Ghi chú: ta còn dùng vỏ quả non của nhiều giống cây Citrus là thanh bì. Công dụng và cách bào chế cũng như trần bì.
Hạt quýt (quất hạch) trị sa đì, khi dùng tán dập, Ngày dùng 6 - 12g, hoặc phối hợp hạt vải (gấp 10 lần hạt quýt) nấu nước nóng thay trà.

Bào chế TRẦM HƯƠNG Aquilaria agallocha Roxb; Họ trầm (Thymelacaceae)

TRẦM HƯƠNG


Tên khoa học: Aquilaria agallocha Roxb; Họ trầm (Thymelacaceae)
Bộ phận dùng: Gỗ của nhiều thứ cây cổ thụ như cây trầm gió (Aquilaria agallochea Roxb) họ trầm (Thymelacaceae) vùng Quảng Bình là tốt nhất. Ngoài ra còn có cây xương rồng (Euphorbia antiquorum L.) cạnh ba cành lồi (rất hiếm, kém) lâu ngày hóa thành gỗ thơm gọi là trầm hương.
Thơm đen, rắn, đắng nhiều, nhiều dầu, khi đốt sùi dầu ở gần lửa, khói rất thơm mát, thả xuống nước chìm là tốt. Còn loại trầm cói, trầm mắm đốt khói đen mùi như trầm đám ma là kém.
Thành phần hóa học: Chứa tinh dầu, chất agoron, benzyl axeton, chất nhựa v.v…
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính ôn, độc. Vào ba kinh tỳ, vị và thận.
Tác dụng: Giáng khí, làm mạnh nguyên dương, hạ đàm.
Công dụng: Trị nôn mửa, đau bụng, trị lỵ độc, cấm khẩu, khí nghịch lên suyễn thỏ.
Liều dùng: Ngày dùng 2 - 4g.
Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng, khí hư hạ hãm không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Muôn cho vào thuốc hoàn tán thì đẽo nhỏ phơi khô, tán thành bột, hoặc cho vào nắp khạp, nắp siêu mài với nước lấy bột phơi khô dùng. Nếu bỏ vào thuốc thang thì mài rồi điều vào thuốc sắc mà uống (Lý Thời Trân).
Lấy gỗ trầm hương đồ nóng, cho mềm, thái lát mỏng cho vào thuốc sắc, hoặc nghiền nhỏ hoặc mài với nước dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Mài hay cạo ra bột hòa với thuốc sắc uống nóng, làm thuốc tán thì thái nhỏ, tán bột mịn, hòa với bột thuốc khác mà làm hoàn tán.
Bảo quản: Cho vào bình đậy kín, tránh nóng, để nơi khô ráo, không phơi nắng, không bảo quản bằng vôi sống (sẽ khô mất dầu).

Bào chế TRẠCH TẢ Alisma plantago –aquatica L.; Họ trạch tả (Alismatalaceae)

TRẠCH TẢ



Tên khoa học: Alisma plantago –aquatica L.;Họ trạch tả (Alismatalaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ to tròn chắc, trong trắng hoặc hơi vàng, hơi xốp; không thối, mốc, mọt là tốt.
Thành phần hóa học:albumin, tinh bột, tinh dầu và nhựa.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt nhạt, tính hàn, độc. Vào hai kinh bàng quang và thận.
Tác dụng: Lợi thấp nhiệt, tiết hỏa tà, lợi tiểu.
Công dụng: Trị thủy thũng, lâm lậu, đi tả, đi lỵ.
Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16g.
Kiêng kỵ: Can thận hư không thấp nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Thái lát, tẩm rượu một đêm, phơi khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, ủ hơi mềm, thái lát, phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm muối dùng (100g trạch tả dùng 2g muối ăn hòa tan trong 600ml nước).
Bảo quản: Để nơi khô ráo vì dễ mốc mọt, sấy xong để trong hòm kín. Có thể sấy hơi diêm sinh.

Bào chế TRẮC BÁ DIỆP (lá trắc bá) Biota orientalis Endl, Thuja orientalis L.; Họ trắc bá (Cupressaceae)

TRẮC BÁ DIỆP (lá trắc bá)


Tên khoa học: Biota orientalis Endl, Thuja orientalis L.; Họ trắc bá (Cupressaceae)
Bộ phận dùng: Lá. Lá khô, không mốc, không vụn nát, không lẫn cuống là tốt.
Thành phần hóa học: Lá có tinh dầu (chủ yếu là pinen và cariophylen), các chất đắng (pinipicrin), chất béo và nhựa.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, đắng, sáp, tính hàn.
Tác dụng: Bổ âm, lương huyết, chỉ huyết, trừ phong thấp.
Công dụng: Trị thổ huyết, lỵ ra máu, trị thấp nhiệt.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Không phải thấp nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy lá ngâm nước vo gạo nếp 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần. Tẩm rượu rồi đồ một lúc. Mỗi kg trắc bá dùng 500ml nước cốt hoàng tinh tẩm sấy nhiều lần cho đều, đến khi hết nước hoàng tinh (Lôi Công).
Dùng sống hoặc sao cháy tùy từng trường hợp (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Thái nhỏ, dùng sống hoặc sao cháy (thường dùng)
Lấy lá tươi cắt nhỏ rồi hầm trong nồi đậy kín, đốt ngoài cho đến khi cháy tồn tính.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín, tránh nóng quá.

Bào chế TOÀN YẾT (bọ cạp) Buthus martensii Karsch.; Họ bò cạp (Scorpionidae)

TOÀN YẾT (bọ cạp)


Tên khoa học: Buthus martensii Karsch.; Họ bò cạp (Scorpionidae)
Bộ phận dùng: Cả con hoặc đuôi riêng, nguyên con khô, không nát, còn cả đuôi là tốt.
Thành phần hóa học: Chứa albumin, chất béo và các chất khác chưa nghiên cứu.
Tính vị - quy kinh: Vị mặn hơi cay, tính bình, độc. Vào kinh can.
Tác dụng: Trục phong, trị cơn kinh.
Công dụng: Trị kinh giản co giật, uốn ván, trị mọi chứng phong xây xẩm, miệng mốt méo lệch, bán thân bất toại.
Liều dùng: Ngày dùng 1 - 4 con hoặc 3 - 8 đuôi.
Kiêng kỵ: Chứng phong do huyết hư thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Cách chế toàn yết nhạt: đem bò cạp sống nhúng vào trong nồi nước sôi, vớt ra phơi khô.
Cách chế biến toàn yết mặn: đem toàn yết tươi cho vào trong nước muối ngâm 6 - 8 giờ, sau lại nấu với nước muối, phơi âm can cho khô (thường dùng).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Mua về (đã muối) bỏ đầu, chân.
Bảo quản: mùa hạ dễ chảy nước, mục nát, biến chất, sinh sâu bọ.