Một số cây khác chứa tanin

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Một số cây khác chứa tanin 

Chiêu Liêu - Terminalia nigrovenulosa Kiene.
Cây Bàng - Terminalia catappa L. Các cây trên đều thuộc họ Bàng - Combretaceae.
Cây Sim - Rhodomyrtus tomentosa Wight., họ Sim - Myrtaceae, lá và búp chứa nhiều tanin.
Cây Chè (Trà) – Camellia sinensis (L.) Kuntze (=Thea sinensis L.), họ Chè – Theaceae. Lá và búp chứa nhiều tanin và cafein
www.duoclieu.org

MĂNG CỤT-Garcinia mangostana

MĂNG CỤT
Pericarpium Garciniae mangostanae
            Dược liệu là vỏ quả của cây măng cụt - Garcinia mangostana L., họ Bứa Clusiaceae.
Đặc điểm thực vật
            Cây to. Vỏ chứa một chất gôm màu vàng. Lá dai, hoa đơn tính hay lưỡng tính 4 lá đài, 4 cánh hoa, nhiều nhị. Bầu 5 - 8 ô, mỗi ô chứa một noãn. Quả mọng có vỏ quả dày khi chín màu tím và mang đài tồn tại ở gốc. Hạt có áo hạt dày trắng, ngọt, ăn được. Cây trồng ở miền Nam nước ta để lấy quả ăn.
Thành phần hóa học
            Vỏ quả chứa 8% tanin, chất nhựa và các chất mangostin a, b, g. Đây là những dẫn chất xanthon. Các chất này có tinh thể màu vàng không vị, tan trong cồn, ether và chất kiềm, không tan trong nước. Khi tác dụng với FeCl3 thì cho màu lục đen nhạt, với acid sunfuric cho màu đỏ.
Công dụng
            Vỏ măng cụt dùng để chữa lỵ, tiêu chảy. 
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

ỔI-Psidium guyava

ỔI
Turio Psidii
            Dược liệu là chồi kèm theo 2 - 4 lá đã mở của cây ổi - Psidium guyava L., họ Sim - Myrtaceae.

Đặc điểm thực vật
            Cây cao 4 - 5m, cành non có 4 cạnh. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục. Lá non phủ lông trắng nhạt, vị chát. Vỏ thân nhẵn, khi già long ra từng mảng. Hoa trắng mọc riêng lẻ 2-3 cái một ở kẽ lá, 4 - 5 lá đài, 4 - 5 cánh hoa, rất nhiều nhị, bầu dưới 5 ô. Quả hình cầu khi xanh có vị chua và chát, chín có vị ngọt. Cây trồng lấy quả ăn. Ổi được trồng khắp nơi ở nước ta.
            Vi phẫu: Biểu bì có nhiều lông che chở, biểu bì dưới có lỗ khí. Mô mềm giậu gồm 1 hàng tế bào, mô mềm khuyết chứa túi tiết tinh dầu và tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Gân giữa: dưới biểu bì có hai lớp mô dày. Trong mô mềm rải rác có tế bào chứa tinh dầu và tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Liber bao bọc xung quanh các bó gỗ, phân cách nhau bởi các tia ruột gồm tế bào thành mỏng.
            Bột: Màu lục xám, mùi đặc biệt, vị chát. Soi kính hiển vi thấy: lông che chở đơn bào, tinh thể calci oxalat hình cầu gai, mảnh mô mềm có túi chứa tinh dầu.
Thành phần hóa học
            Búp và lá non chứa tanin 8 - 9% (công thức của tanin xem phần đại cương). Trong lá còn có các flavonoid: quercetin, leucocyanidin, 2 flavonoid khác có tác dụng kháng tụ cầu: avicularin, guajaverin. Ngoài ra còn có acid crataegolic, chất sáp... Trong quả nhất là quả chưa chín cũng có tanin, flavonoid.
Công dụng
            Dùng để chữa đi lỏng, lỵ. Trong kháng chiến chống Pháp cao búp ổi được dùng có kết quả rất tốt. Có thể dùng nước sắc để rửa các vết loét, vết thương. 
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

NGŨ BỘI TỬ-Galla

NGŨ BỘI TỬ
Galla

            Có hai loại ngũ bội tử Âu và ngũ bội tử Á. 

Ngũ bội tử Âu là tổ tạo nên của một loài côn trùng cánh màng - Cynips gallae tinctoriae Olivier khi loài côn trùng này chích để đẻ trứng trên chồi cây sên - Quercus lusitanica Lamk. var. infectoria Olivier. Trong quá trình phát triển của sâu non các mô thực vật bao quanh sâu non cũng phát triển to dần tạo thành tổ sâu. Ngũ bội tử Á do loài sâu Schlechtendalia chinensis Bell. tạo nên trên cây muối - Rhus chinensis Mill.  (= Rhus semialata Murr.). Cây muối là cây nhỏ cao 2 - 8m. Lá kép lông chim lẻ, mép lá chét có khía răng cưa, lá có lông mềm, cuống lá hình trụ có cánh. Cây muối có mọc ở các tỉnh miền núi nước ta như Hà giang, Cao bằng, Lào cai. Hiện nay ta vẫn nhập ngũ bội tử của Trung quốc. 

Đặc điểm dược liệu
            Dược liệu có hình dạng không nhất định, loại Âu thường là hình cầu có 1 cuống ngắn, đường kính 10 - 25mm, thành dầy, rắn chắc, màu thay đổi: xám, xanh nâu, vàng nâu và thường có 1 lỗ do sâu khi trưởng thành cắn để chui ra. Loài Á thì to hơn, thành mỏng hơn, dễ vỡ vụn, màu xám hồng, bên ngoài có lông tơ ngắn và rậm. Vị của hai loại đều rất chát. 

Thành phần hóa học
            Thành phần chính của ngũ bội tử là tanin, thuộc loại tanin gallic. Ngũ bội tử Âu hàm lượng tanin từ 50 - 70%, ngoài ra còn có acid gallic 2 - 4%, acid ellagic, một ít tinh bột và calci oxalat.
            Công thức tanin của ngũ bội tử Âu truớc đây được xác định là penta-O-metadigalloyl - b- D - glucose. Năm 1966 G.Britton đưa ra công thức: 1, 3, 4, 6- tetra - O galloyl 2m. trigalloyl - b- D - glucose.
            Theo I. Sh. Buziasvili (1973, Liên Xô cũ) thì cho rằng tanin của ngũ bội tử có 7 gốc acid galllic:1 trigalloyl, 1 digalloyl, 2 - monogalloyl và OH bán acetal của glucose tự do.
            Vi phẫu: (ngũ bội tử Á): Biểu bì phủ dày đặc bởi các lông che chở đa bào, ngắn, thành dày, đỉnh nhọn. Trong mô mềm rải rác có các bó liber gỗ đi kèm với ống nhựa, mạch gỗ phía trong, liber ở giữa và ống nhựa tiết diện tròn ở ngoài, trong các tế bào mô mềm rải rác có calci oxalat hình cầu gai.
            Bột: màu vàng xám vị rất chát. Đặc điểm chủ yếu cũng là những mảnh biểu bì mang nhiều lông che chở. Lông 1 - 3 tế bào, dài 70 -350mm. Mảnh mô mềm chứa các hạt tinh bột. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Ống nhựa ít gặp. Mảnh mạch xoắn.
Công dụng
            Dùng trong để chữa viêm ruột mãn tính, giải độc do ngộ độc bằng đường uống alcaloid, kim loại nặng. Liều 2 - 3g thuốc sắc.
            Dùng ngoài bôi để chữa nhiểm trùng da, vết thương chảy máu. Cách dùng để chữa trẻ em loét miệng trong đông y: phèn chua cho vào ruột ngũ bội tử, đem nướng rồi nghiền thành bôt mịn để bôi.
            Ngũ bội tử là nguyên liệu để chế biến tanin tinh khiết, chế mực viết.
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA TANIN VÀ DƯỢC LIỆU CHỨA TANIN


VII. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG.
            - Ở trong cây, tanin tham gia vào quá trình trao đổi chất, các quá trình oxy hoá khử .
            - Là những chất đa phenol, tanin có tính kháng khuẩn nên có vai trò bảo vệ cho cây.
            - Dung dịch tanin kết hợp với protein, tạo thành màng trên niêm mạc nên ứng dụng làm thuốc săn da. Tanin còn có tác dụng kháng khuẩn nên dùng làm thuốc súc miệng khi niêm mạc miệng, họng bị viêm loét, hoặc chỗ loét khi nằm lâu. Tanin có thể dùng trong để chữa viêm ruột, chữa tiêu chảy.
            Tanin kết tủa với kim loại nặng và với alcaloid nên dùng chữa ngộ độc đường tiêu hoá.
            Tanin có tác dụng làm đông máu nên dùng đắp lên vết thương để cầm máu, chữa trĩ, rò hậu môn.
            Có thể dùng tanin tinh chế pha trong dung dịch nước 1-2% hoặc thuốc bột, thuốc mỡ 10-20%. Khi dùng trong (uống) nên dùng chế phẩm tanalbumin hay tanalbin. Đây là dạng kết hợp tanin và albumin, điều chế bằng hoà tan 10g albumin vào 90g nước, thêm vừa đủ dung dịch tanin 6% để kết tủa hết albumin. Đun nhẹ 50o để làm vón, lọc và rửa với một ít nước, sấy khô 40-50o rồi tán nhỏ. Tanalbin có màu vàng nhạt, không mùi, không vị, chứa 50% tanin, không hoà tan trong nước và trong cồn, không bị dịch vị phân huỷ. Khi vào đến ruột gặp môi trường kiềm tanin mới giải phóng, tránh được tanin tác dụng trên niêm mạc miệng- thực quản- dạ dày gây khó chịu và làm rối loạn tiêu hoá. Người lớn uống 2-10g chia làm liều nhỏ 1g.
            Có thể chế dạng tanat gelatin dùng như tanalbin. Tanoform (=tanin + formol) dùng bôi ngoài.
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Định lượng tanin bằng phương pháp đo màu với thuốc thử Folin

Phương pháp đo màu với thuốc thử Folin.
            Thuốc thử là dung dịch acid phosphowolframic (10g natri wolframat đun 3 giờ với 8ml H3PO4 85% + 15ml nước, gạn lấy dung dịch).
            Dịch chiết nước cho tác dụng với thuốc thử trên trong môi trường kiềm natri carbonat. Sau đó xác định mật độ quang của dung dịch màu xanh tạo thành sau 120 giây. Để loại trừ sai số thừa do những chất không phải tanin, người ta tiến hành 2 mẫu: một mẫu thì loại tanin bằng bột da trước khi cho tác dụng với thuốc thử Folin, một mẫu thì không loại tanin. Hiệu mật độ quang giữa 2 lần cho ta kết quả của dung dịch định lượng, tiến hành song song trên một dung dịch pyrogallol đã biết nồng độ rồi tính hàm lượng tanin trong dược liệu theo pyrogallol.
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Định lương tanin bằng phương pháp tạo tủa với đồng acetat

Phương pháp tạo tủa với đồng acetat. Chiết tanin trong dược liệu bằng cồn 60o, thêm dung dịch đồng acetat 15%, lọc tủa, sấy, cân. Nung tủa sẽ thu được đồng oxyd. Lấy hiệu số giữa đồng tanat và đồng oxyd rồi qui về phần trăm.
            Có thể kết hợp phương pháp tạo tủa nói trên với phương pháp đo Iod: Chiết tanin trong dược liệu bằng nước, nếu có pectin thì tủa bằng cồn, sau đó thêm một lượng chính xác dung dịch đồng acetat đã biết độ chuẩn. Lọc tủa đồng tanat, dịch lọc được thêm H2SO4 10% và KI. Acetat đồng thừa sẽ tác dụng lên KI trong môi trường acid để giải phóng Iod.
2Cu(CH3COO)2  + 4 KI   ®  4KCH3COO   + Cu2I2 + 2I
            Chuẩn độ iod bằng Natri thiosulfat  rồi tính theo công thức sau:
E = D - C  trong đó C = ( A–B) x 1,2517
E  là lượng tanin trong dung dịch đem định lượng.
D  là lượng đồng tanat xác định bằng phương pháp cân.
C  là lượng đồng oxyd kết hợp  với tanin.
A  là lượng đồng cho vào dung dịch lúc ban đầu.
B  là lượng đồng thừa trong dung dịch  sau khi lọc loại đồng  tanat xác  định bằng phương pháp đo Iod.
(1ml natrithiosulfat 0,1N ứng với  0,00635g đồng)
1,2517 là hệ số CuO/Cu
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Định lượng tanin bằng phương pháp oxy hoá

2. Phương pháp oxy hoá. (Phương pháp Lowenthal)
            Chiết tanin trong dược liệu bằng nước như phương pháp trên. Pha loãng rồi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,1N, chỉ thị màu là dung dịch sulfo-indigo, 1ml KMnO4 tương ứng với 4,157mg tanin.
            Dược điển Việt Nam và Liên Xô qui định định lượng tanin bằng phương pháp này.
            Vì trong dược liệu ngoài tanin cũng còn một số chất khác cũng bị KMnO4 oxy hoá nên có khi người ta chuẩn độ trước và sau khi loại tanin bằng gelatin có mặt của kaolin hoặc loại tanin bằng than xương hoặc bột da. Phương pháp này cũng không thật chính xác vì dung dịch KMnO4 trong môi trường acid chỉ oxy hoá các dẫn chất o. hoặc p.dihydroxyphenol và thường không oxy hoá monohydroxy hoặc metadihydroxy. Nếu có điều kiện thì nên chuẩn hoá với một dung dịch có chứa tanin đã được biết có trong dược liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Định lượng tanin bằng phương pháp bột da

1. Phương pháp bột da. Nguyên tắc của phương pháp: chiết tanin trong dược liệu bằng cách đun với nước cất nhiều lần cho đến khi nước cất âm tính với thuốc thử sắt ba rồi chia nước chiết thành 2 mẫu. Một mẫu trích một thể tích chính xác đem bốc hơi, sấy khô, cân; mẫu còn lại thì cho thêm bột da, quấy lọc, phần dịch lọc trích một thể tích như trên đem bốc hơi rồi cân. Sư chênh lệch khối lượng giữa 2 lần cho phép ta tính được hàm lượng tanin. Có khi người ta phối hợp phương pháp này với các phương pháp khác (xem ở dưới) để thay giai đoạn cân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

ĐỊNH LƯỢNG TANIN

VI. ĐỊNH LƯỢNG:
            Có nhiều phương pháp:
Phương pháp bột da. Nguyên tắc của phương pháp: chiết tanin trong dược liệu bằng cách đun với nước cất nhiều lần cho đến khi nước cất âm tính với thuốc thử sắt ba rồi chia nước chiết thành 2 mẫu. Một mẫu trích một thể tích chính xác đem bốc hơi, sấy khô, cân; mẫu còn lại thì cho thêm bột da, quấy lọc, phần dịch lọc trích một thể tích như trên đem bốc hơi rồi cân. Sư chênh lệch khối lượng giữa 2 lần cho phép ta tính được hàm lượng tanin. Có khi người ta phối hợp phương pháp này với các phương pháp khác (xem ở dưới) để thay giai đoạn cân.
Phương pháp oxy hoá. (Phương pháp Lowenthal)
            Chiết tanin trong dược liệu bằng nước như phương pháp trên. Pha loãng rồi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,1N, chỉ thị màu là dung dịch sulfo-indigo, 1ml KMnO4 tương ứng với 4,157mg tanin.
            Dược điển Việt Nam và Liên Xô qui định định lượng tanin bằng phương pháp này.
            Vì trong dược liệu ngoài tanin cũng còn một số chất khác cũng bị KMnO4 oxy hoá nên có khi người ta chuẩn độ trước và sau khi loại tanin bằng gelatin có mặt của kaolin hoặc loại tanin bằng than xương hoặc bột da. Phương pháp này cũng không thật chính xác vì dung dịch KMnO4 trong môi trường acid chỉ oxy hoá các dẫn chất o. hoặc p.dihydroxyphenol và thường không oxy hoá monohydroxy hoặc metadihydroxy. Nếu có điều kiện thì nên chuẩn hoá với một dung dịch có chứa tanin đã được biết có trong dược liệu.
Phương pháp tạo tủa với đồng acetat. Chiết tanin trong dược liệu bằng cồn 60o, thêm dung dịch đồng acetat 15%, lọc tủa, sấy, cân. Nung tủa sẽ thu được đồng oxyd. Lấy hiệu số giữa đồng tanat và đồng oxyd rồi qui về phần trăm.
            Có thể kết hợp phương pháp tạo tủa nói trên với phương pháp đo Iod: Chiết tanin trong dược liệu bằng nước, nếu có pectin thì tủa bằng cồn, sau đó thêm một lượng chính xác dung dịch đồng acetat đã biết độ chuẩn. Lọc tủa đồng tanat, dịch lọc được thêm H2SO4 10% và KI. Acetat đồng thừa sẽ tác dụng lên KI trong môi trường acid để giải phóng Iod.
2Cu(CH3COO)2  + 4 KI   ®  4KCH3COO   + Cu2I2 + 2I
            Chuẩn độ iod bằng Natri thiosulfat  rồi tính theo công thức sau:
E = D - C  trong đó C = ( A–B) x 1,2517
E  là lượng tanin trong dung dịch đem định lượng.
D  là lượng đồng tanat xác định bằng phương pháp cân.
C  là lượng đồng oxyd kết hợp  với tanin.
A  là lượng đồng cho vào dung dịch lúc ban đầu.
B  là lượng đồng thừa trong dung dịch  sau khi lọc loại đồng  tanat xác  định bằng phương pháp đo Iod.
(1ml natrithiosulfat 0,1N ứng với  0,00635g đồng)
1,2517 là hệ số CuO/Cu
Phương pháp đo màu với thuốc thử Folin.
            Thuốc thử là dung dịch acid phosphowolframic (10g natri wolframat đun 3 giờ với 8ml H3PO4 85% + 15ml nước, gạn lấy dung dịch).
            Dịch chiết nước cho tác dụng với thuốc thử trên trong môi trường kiềm natri carbonat. Sau đó xác định mật độ quang của dung dịch màu xanh tạo thành sau 120 giây. Để loại trừ sai số thừa do những chất không phải tanin, người ta tiến hành 2 mẫu: một mẫu thì loại tanin bằng bột da trước khi cho tác dụng với thuốc thử Folin, một mẫu thì không loại tanin. Hiệu mật độ quang giữa 2 lần cho ta kết quả của dung dịch định lượng, tiến hành song song trên một dung dịch pyrogallol đã biết nồng độ rồi tính hàm lượng tanin trong dược liệu theo pyrogallol.
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

SẮC KÝ TANIN

V. SẮC KÝ.
            Trong một dược liệu thường chứa một hỗn hợp tanin phức tạp gồm rất nhiều đồng phân và nhiều dẫn chất ở các mức độ polymer hoá khác nhau. Sắc ký đô tanin của một dược liệu cũng là "điểm chỉ" để nhận biết dược liệu đó. Sắc ký cũng là 1 phương tiện để phân tích những monomer tiền sinh ra tanin và những sản phẩm sau khi hoá giáng tanin.
            Dịch chiết để tiến hành sắc ký nên dùng nước hoặc methanol nước. Nếu là dịch nước, có thể lắc với ethyl acetat để tách bớt đường, muối...Nếu bị nhũ hoá cần ly tâm.
            Có thể tiến hành sắc ký giấy hoặc sắc ký lớp mỏng, đối với sắc ký lớp mỏng nên dùng polyamid. Thuốc thử phát hiện hay dùng là sắt ba chlorid (0,5ml dung dịch sắt ba chlorid trộn với 20ml ethanol). Những chất catechin thì cho màu hồng với vanilin-HCl (10ml dung dịch vanillin 1% trong nước trộn với 20ml HCl đậm đặc).
            Nếu tiến hành sắc ký lớp mỏng với silicagel G thì dùng dung môi: Toluen- chloroform - aceton (40:25:35); với bột cellulose thì dùng dung môi chloroform- acid acetic- nước (50:45:5).
            Nếu tiến hành S.K.G thì dùng giấy Whatman số 1, dung môi khai triển: n-butanol-acid acetic- nước (4:1:5).
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

TÍNH CHẤT VÀ ĐỊNH TÍNH TANIN

IV. TÍNH CHẤT VÀ ĐỊNH TÍNH:
            - Tanin có vị chát, làm săn da, tan được trong nước, kiềm loãng, cồn, glycerin và aceton, hầu như không tan trong các dung môi hữu cơ.
            - Thí nghiệm thuộc da. Lấy một miếng "da sống chế sẵn" ngâm vào dung dịch acid hydrochloric 2% rồi rửa với nước cất, sau đó thả vào dung dịch định thử trong 5 phút. Rửa lại với nước cất rồi nhúng vào dung dịch sắt (II) sulfat 1%. Nếu miếng da có màu nâu hoặc màu nâu đen là có tanin. " Da sống chế sẵn" ở đây là một màng chế từ ruột của bò và đóng vai trò tương tự như da chưa thuộc.
            - Kết tủa với gelatin. Dung dịch tanin (0,5-1%) khi thêm vào dung dịch gelatin 1% có chứa 10% natrichlorid thì sẽ có tủa. Acid gallic và các pseudotanin khác cũng làm kết tủa gelatin nhưng với dung dịch tương đối đậm đặc.
            - Kết tủa với phenazon. 5ml dịch chiết nước, thêm 0,5g phosphat acid natri, đun nóng, để nguội, lọc. Thêm vào dịch lọc dung dịch 2% phenazon sẽ thấy có tủa và thường có màu.
            - Kết tủa với các alcaloid. Tanin tạo tủa với các alcaloid hoặc một số dẫn chất hữu cơ có chứa nitơ khác như hexamethylen tetramin, dibazol...
            - Kết tủa với muối kim loại. Tanin cho tủa với các các muối kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, kẽm, sắt.
            Với muối sắt những tanin khác nhau cho màu xanh lá hay xanh đen với đậm độ khác nhau.
            Có thể dựa vào tủa với muối sắt để xác định tanin trên vi phẫu.
            - Phản ứng Stiasny. Để phân biệt 2 loại tanin người ta dựa vào phản ứng Stiasny: Lấy 50ml dung dịch tanin, thêm 10ml formol và 5ml HCl, đun nóng. Tanin pyrogallic không tủa còn tanin pyrocatechic thì cho tủa. Nếu trong dung dịch có cả 2 loại tanin thì cho dư thuốc thử (formol + HCl), đun nóng rồi đem lọc để loại tủa tanin pyrocatechic, sau đó thêm vào dịch lọc natri acetat dư rồi thêm muối sắt, nếu có mặt tanin pyrogallic sẽ có tủa màu xanh đen.
            - Phát hiện các chất catechin. Các chất catechin khi đun nóng với acid thì tạo thành phloroglucinol. Chất này sẽ nhuộm lignin cho màu hồng hoặc đỏ khi có mặt của HCl đậm đặc.
Cách làm: Nhúng một que diêm trong dịch thử, làm khô rồi thấm ẩm với HCl và sau đó hơ nóng gần ngọn lửa. Chất phloroglucinol tạo thành làm cho gỗ của que diêm bắt màu hồng hoặc đỏ.
            - Phát hiện acid chlorogenic. Dịch chiết có acid chlorogenic khi thêm dung dịch ammoniac rồi để tiếp xúc không khí dần dần sẽ có màu xanh lục.
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

CHIẾT XUẤT TANIN

III. CHIẾT XUẤT
            Tanin hầu như không tan trong các dung môi kém phân cực, tan được trong cồn loãng, tốt nhất là nước nóng. Hiệu suất chiết được nâng cao nếu được tác động bằng siêu âm. Sau khi chiết bằng nước, có thể tủa tanin bằng (NH4)2SO4, lọc, lấy tủa, hoà lại trong aceton nước ( 6:1), cất đến khô rồi rửa bằng ether. Trong quá trình chiết xuất, muốn tránh sự oxy hoá thì có thể cho thêm vào dịch chiết một ít acid ascorbic hoặc metabisulfit. Muốn tách tanin người ta thường chiết từng phân đoạn theo độ phân cực của dung môi rồi sắc ký qua gel với Sephadex hoặc sắc ký điều chế với chất hấp phụ là polyamid, triển khai bằng cồn nước với các độ cồn khác nhau, cũng có thể tách bằng sắc ký giấy. 
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Tanin hỗn hợp

3. Tanin hỗn hợp
Ngoài 2 loại tanin chính, còn có một loại tanin khác. Loại này được tạo thành trong cây do sự kết hợp giữa 2 loại tanin nói trên. Trong phân tử có dây nối C-glycosid giữa C-6 hay C-8 của flavonoid và C-1 của glucose. Những carbon còn lại của glucose thì nối với acid hexahydroxydiphenic theo dây nối ester. Ví dụ tanin trong cây Quercus stenophylla, lá ổi và lá chè.
Cũng cần chú ý rằng trong một số nguyên liệu thực vật có thể có mặt cả hai loại tanin thủy phân được và tanin ngưng tụ. Ví dụ, lá cây thuộc chi Hamalmelis, rễ Đại hoàng, lá Bàng…
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật


Tanin ngưng tụ hay còn được gọi là tanin pyrocatechic

2. Tanin ngưng tụ hay còn được gọi là tanin pyrocatechic
             Loại tanin này có những đặc điểm sau:
- Dưới tác dụng của acid hoặc enzym dễ tạo thành chất đỏ tanin hay phlobaphen. Phlobaphen rất ít tan trong nước là sản phẩm của sự trùng hiệp hoá kèm theo oxy hoá, do đó tanin pyrocatechic còn được gọi là phlobatanin. Phlobaphen là đặc trưng của một số dược liệu như vỏ canh ki na, vỏ quế...
- Khi cất khô thì cho pyrocatechin là chủ yếu.
- Cho tủa màu xanh lá đậm với muối sắt ba.
- Cho tủa bông với nước brom.
- Khó tan trong nước hơn tanin pyrogallic.
            Tanin ngưng tụ được biết nhiều trong các chi Acacia, Camellia, Cinchona, Cinnamomum, Colophospermum, Rheum, Salix...
            Tanin nhóm này được tạo thành do sự ngưng tụ từ các đơn vị flavan -3-ol hoặc flavan 3,4-diol. Những tanin đơn giản thuộc loại này đã được nói đến trong phần đại cương về flavonoid. Có tác giả gọi tanin ngưng tụ thuộc loại này là các proanthocyanidin.
            Sau đây trình bày thêm một số chất tanin đặc biệt, những chất tanin này có sự kết hợp giữa tanin ngưng tụ và tanin thuỷ phân được . Đây là những galloellagiflavotanin. Dưới đây là một số ví dụ:
            Trong cấu trúc của các tanin vừa nêu trên ta thấy có đơn vị catechin hoặc epicatechin hoặc gallocatechin nối theo dây nối O-glycosid ở C-1 của đường, còn các dẫn chất hydroxydiphenic acid nối theo dây nối ester với phần đường.
            Cũng cần chú ý rằng trong một số nguyên liệu thực vật có thể có mặt ca hai loại tanin thuỷ phân được và tanin ngưng tụ ví dụ lá cây thuộc chi Hamamelis, rễ đại hoàng...
 www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Tanin thuỷ phân được hay tanin pyrogallic

1. Tanin thuỷ phân được hay tanin pyrogallic. Loại tanin này có những đặc điểm sau:
- Khi thuỷ phân bằng acid hoặc bằng enzym tanase thì giải phóng ra phần đường thường là glucose, đôi khi gặp đường đặc biệt ví dụ đường hamamelose (xem công thức hamamelitanin ở phần dưới). Phần không phải là đường là các acid.Acid hay gặp là acid gallic. Các acid gallic nối với nhau theo dây nối depsid để tạo thành acid digallic, trigallic.
            Ngoài acid gallic ra người ta còn gặp các acid khác ví dụ acid ellagic, acid luteolic, acid hexahydroxydiphenic (dạng mở 2 vòng lacton của acid ellagic), acid chebulic.

            Phần đường và phần không phải đường nối với nhau theo dây nối ester (không phải dây nối acetal) nên người ta coi tanin loại này là những pseudoglycosid.
- Khi cất khô ở 180-200oC thì thu được pyrogallol là chủ yếu.
- Cho tủa bông với chì acetat 10%.
- Cho tủa màu xanh đen với muối sắt ba.
- Thường dễ tan trong nước.
            Dưới đây là ví dụ một số tanin thuộc loại pyrogallic:
+ Tanin của ngũ bội tử Âu. Công thức tanin này đã được sửa đổi nhiều lần. Theo Fisher, công thức là penta-O-galloyl-glucose.

            Britton (1966) đưa ra công thức: 1,3,4,6 tetra-O-galloyl 2m.trigalloyl b-D- glucose.
            Theo Z.Sh.Buziasvili (1973) thì cho rằng tanin của ngũ bội tử Âu có gốc acid gallic gồm một trigalloyl, một digalloyl và hai monogalloyl còn OH bán acetal của glucose thì tự do.
+ Tanin của lá và vỏ cây Hamamelis virginiana L. là hamamelitanin với phần đường là hamamelose (= hydroxy-methyl- D-ribose) công thức đã được Schmidt xác lập năm 1935 và đã được Mayer xác định lại năm 1965.
+ Tanin trong một số cây thuộc chi Terminalia: acid chebulinic và acid chebulagic.
            + Một số nguyên liệu khác có chứa tanin thuỷ phân được: Đại hoàng, đinh hương, cánh hoa hồng đỏ, vỏ quả và vỏ cây lựu, lá cây bạch đàn.

PHÂN LOẠI TANIN

II. PHÂN LOẠI:

            Có thể chia làm 2 loại chính:
            Tanin thuỷ phân được hay tanin pyrogallic. Loại tanin này có những đặc điểm sau:
- Khi thuỷ phân bằng acid hoặc bằng enzym tanase thì giải phóng ra phần đường thường là glucose, đôi khi gặp đường đặc biệt ví dụ đường hamamelose (xem công thức hamamelitanin ở phần dưới). Phần không phải là đường là các acid.Acid hay gặp là acid gallic. Các acid gallic nối với nhau theo dây nối depsid để tạo thành acid digallic, trigallic.
            Ngoài acid gallic ra người ta còn gặp các acid khác ví dụ acid ellagic, acid luteolic, acid hexahydroxydiphenic (dạng mở 2 vòng lacton của acid ellagic), acid chebulic.
            Phần đường và phần không phải đường nối với nhau theo dây nối ester (không phải dây nối acetal) nên người ta coi tanin loại này là những pseudoglycosid.
- Khi cất khô ở 180-200oC thì thu được pyrogallol là chủ yếu.
- Cho tủa bông với chì acetat 10%.
- Cho tủa màu xanh đen với muối sắt ba.
- Thường dễ tan trong nước.
            Dưới đây là ví dụ một số tanin thuộc loại pyrogallic:
+ Tanin của ngũ bội tử Âu. Công thức tanin này đã được sửa đổi nhiều lần. Theo Fisher, công thức là penta-O-galloyl-glucose.

            Britton (1966) đưa ra công thức: 1,3,4,6 tetra-O-galloyl 2m.trigalloyl b-D- glucose.
            Theo Z.Sh.Buziasvili (1973) thì cho rằng tanin của ngũ bội tử Âu có gốc acid gallic gồm một trigalloyl, một digalloyl và hai monogalloyl còn OH bán acetal của glucose thì tự do.
+ Tanin của lá và vỏ cây Hamamelis virginiana L. là hamamelitanin với phần đường là hamamelose (= hydroxy-methyl- D-ribose) công thức đã được Schmidt xác lập năm 1935 và đã được Mayer xác định lại năm 1965.
+ Tanin trong một số cây thuộc chi Terminalia: acid chebulinic và acid chebulagic.
            + Một số nguyên liệu khác có chứa tanin thuỷ phân được: Đại hoàng, đinh hương, cánh hoa hồng đỏ, vỏ quả và vỏ cây lựu, lá cây bạch đàn.
Tanin ngưng tụ hay còn được gọi là tanin pyrocatechic
             Loại tanin này có những đặc điểm sau:
- Dưới tác dụng của acid hoặc enzym dễ tạo thành chất đỏ tanin hay phlobaphen. Phlobaphen rất ít tan trong nước là sản phẩm của sự trùng hiệp hoá kèm theo oxy hoá, do đó tanin pyrocatechic còn được gọi là phlobatanin. Phlobaphen là đặc trưng của một số dược liệu như vỏ canh ki na, vỏ quế...
- Khi cất khô thì cho pyrocatechin là chủ yếu.
- Cho tủa màu xanh lá đậm với muối sắt ba.
- Cho tủa bông với nước brom.
- Khó tan trong nước hơn tanin pyrogallic.
            Tanin ngưng tụ được biết nhiều trong các chi Acacia, Camellia, Cinchona, Cinnamomum, Colophospermum, Rheum, Salix...
            Tanin nhóm này được tạo thành do sự ngưng tụ từ các đơn vị flavan -3-ol hoặc flavan 3,4-diol. Những tanin đơn giản thuộc loại này đã được nói đến trong phần đại cương về flavonoid. Có tác giả gọi tanin ngưng tụ thuộc loại này là các proanthocyanidin.
            Sau đây trình bày thêm một số chất tanin đặc biệt, những chất tanin này có sự kết hợp giữa tanin ngưng tụ và tanin thuỷ phân được . Đây là những galloellagiflavotanin. Dưới đây là một số ví dụ:
            Trong cấu trúc của các tanin vừa nêu trên ta thấy có đơn vị catechin hoặc epicatechin hoặc gallocatechin nối theo dây nối O-glycosid ở C-1 của đường, còn các dẫn chất hydroxydiphenic acid nối theo dây nối ester với phần đường.
            Cũng cần chú ý rằng trong một số nguyên liệu thực vật có thể có mặt ca hai loại tanin thuỷ phân được và tanin ngưng tụ ví dụ lá cây thuộc chi Hamamelis, rễ đại hoàng...
www.duoclieu.org

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TANIN

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TANIN.

            Từ "Tanin" được dùng đầu tiên vào năm 1796 để chỉ những chất có mặt trong dịch chiết từ thực vật có khả năng kết hợp với protein của da sống động vật làm cho da biến thành da thuộc không thối và bền. Do đó, tanin được định nghĩa là những hợp chất polyphenol có trong thực vật có vị chát được phát hiện dương tính với "thí nghiệm thuộc da" và được định lượng dựa vào mức độ hấp phụ trên bột da sống chuẩn. Định nghĩa này không bao gồm những chất phenol đơn giản hay gặp cùng vơí tanin như acid gallic, các chất catechin, acid chlorogenic... mặc dù những chất này ở những điều kiện nhất định có thể cho kết tủa với gelatin và một phần nào bị giữ trên bột da sống. Chúng được gọi là pseudotanin.
            Cơ chế thuộc da được giải thích do tanin có nhiều nhóm OH phenol, tạo nhiều dây nối hydro với các mạch polypeptid của protein. Nếu phân tử tanin càng lớn thì sự kết hợp với protein càng chặt. Phân tử lượng tanin phần lớn nằm trong khoảng 500-5.000.
            Khi đun chảy kiềm tanin thường thu được các chất sau:
            Tanin gặp chủ yếu trong thực vật bậc cao ở những cây hai lá mầm. Các họ hay gặp nhất là: Sim, Hoa hồng, Đậu. Đặc biệt một số tanin lại được tạo thành do bệnh lý khi một vài loại sâu chích vào cây để đẻ trứng tạo nên "Ngũ bội tử". Môt số loại ngũ bội tử chứa đến 50-70% tanin.
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

TÁC DỤNG SINH LÝ VÀ CÔNG DỤNG CỦA ANTHRANOID

VIII - TÁC DỤNG SINH LÝ VÀ CÔNG DỤNG:

            Các dẫn chất anthraglycosid, chủ yếu là các b-glucosid dễ hoà tan trong nước, không bị hấp thu cũng như bị thủy phân ở ruột non. Khi đến ruột già, dưới tác dụng của b-glucosidase của hệ vi khuẩn ở ruột thì các glycosid bị thủy phân và các dẫn chất anthraquinon bị khử tạo thành dạng anthron và anthranol là dạng có tác dụng tẩy xổ, do đó có thể giải thích lý do tác dụng đến chậm sau khi uống thuốc. Dạng genin thì bị hấp thu ở ruột non nên không có tác dụng.
            Do tác dụng làm tăng nhu động ruột nên với liều nhỏ các dẫn chất 1,8-dihydroxyanthraquinon dưới dạng heterosid giúp cho sự tiêu hoá được dễ dàng, liều vừa nhuận, liều cao xổ. Thuốc tác dụng chậm, 10 giờ sau khi uống mới có hiệu lực. Vì còn có tác dụng lên cơ nhẵn của bàng quang và tử cung nên dùng phải thận trọng đối với người có thai, viêm bàng quang và tử cung. Bài tiết qua sữa nên cần chú ý đối với các bà mẹ có con bú, bài tiết qua nước tiểu nên nước tiểu có thể có màu hồng.
            Các dẫn chất anthraglycosid còn có tác dụng thông mật.
            Hỗn hợp các dẫn chất anthraquinon có trong rễ cây Rubra tinctoria L. có tác dụng thông tiểu và có khả năng tống sỏi thận. Liên Xô cũ có một số chế phẩm từ dược liệu này. Ở Sapa, Nghĩa Lộ vùng Lai Châu có cây Thiên thảo Rubia cordifolia cũng có những dẫn chất anthraquinon tương tự như cây trên.
            Chrysophanol có tác dụng kháng nấm dùng để trị nấm, hắc lào, lang ben.
            Theo một số tác giả Nga thì các dẫn chất quinon đặc biệt là các dẫn chất anthraquinon có tác dụng kích thích miễn dịch chống ung thư. Xuất phát từ  acid chrysophanic vàmột số dẫn chất anthraquinon khác, người ta bán tổng hợp một số dẫn chất có N-, S- và gốc halogen có hoạt tính chống ung thư.
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

CHIẾT XUẤT ANTHRANOID

VII - CHIẾT XUẤT:

            Muốn chiết xuất glycosid, dùng cồn ethylic hoặc cồn methylic hoặc hỗn hợp cồn - nước. Muốn chiết phần aglycon, thủy phân bằng acid sau đó chiết bằng ether hoặc chloroform.
            Để tách các dẫn chất anthraquinon có thể sử dụng độ hoà tan khác nhau trong môi trường kiềm khác nhau như đã nói ở phần trên nhưng sự phân chia không được tách bạch mà thường còn lẫn chất này với một ít chất khác. Trong nghiên cứu người ta hay dùng sắc ký cột với silicagel, kieselghur, bột cellulose. Có thể dùng calcicarbonat, Mg carbonat, dicalci phosphat, calcisulfat, Mg oxyt, calci oxyd. Để triển khai, nếu để tách các glycosid thì dùng ethanol hoặc methanol với các độ cồn khác nhau, còn tách aglycon, dùng các dung môi hữu cơ theo đô phân cực tăng dần ví dụ CHCl3, tăng dần lượng cồn từ (1-5%), theo dõi các phân đoạn bằng đèn tử ngoại.
www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

ĐỊNH LƯỢNG ANTHRANOID

VI - ĐỊNH LƯỢNG: ( nhóm nhuận tẩy)

1 - Phương pháp cân: phương pháp của Daels và Kroeber.
            Nguyên tắc của phương pháp này như sau: Dược liệu được đun với acid sulfuric 25% để thủy phân các glycosid, các aglycon được chiết ra bằng chloroform. Dung dịch chloroform đem rửa với dung dịch natri bisulfit rồi tiếp theo với dung dịch HCl loãng. Sau đó bốc hơi dung môi, cắn được đem sấy và cân. Dược điển Liên Xô IX ứng dụng phương pháp này để định lượng các oxymethylanthraquinon trong vỏ cây Rhamnus frangula L. và trong đại hoàng.
            Cách tiến hành: cân chính xác 2 g bột dược liệu, đun cách thủy trong bình có ống sinh hàn hồi lưu trong 2 giờ rưỡi với 200 ml CHCl3 và 50 ml H2SO4 25%. Sau đó lắc các dịch chiết CHCl3 với 50 ml dung dịch natri bisulfit 10% trong 5 phút. Sau khi để yên tách lớp CHCl3, lọc và lắc với dung dịch acid hydrochloric 1% trong 5 phút. Sau khi 2 lớp phân cách rõ ràng, người ta tách lớp dưới, lọc và bốc hơi CHCl3, sấy, lúc đầu 600 rồi sau đó 800C đến khi khối lượng không đổi.
2- Phương pháp so màu:
            Phương pháp này dựa trên phản ứng màu Börntraeger. Tschirch là người đầu tiên đưa ra phương pháp để định lượng anthranoid trong đại hoàng. Theo tác giả, bột đại hoàng được đun sôi với dung dịch H2SO4 loãng, sau đó chiết bằng ether. Từ dịch ether lại chiết bằng kiềm rồi đo màu. Nhiều tác giả khác có thay đổi một số điều kiện về dung môi hữu cơ, acid, thời gian thủy phân, loại dung dịch kiềm để làm phản ứng màu. Sau đây chỉ trình bày phương pháp của Auterhoff là phương pháp được nhiều người chấp nhận. Nguyên tắc của phương pháp là đun dược liệu với acid acetic để thủy phân các  glycosid, sau đó thêm ether để chiết aglycon. Từ  dịch acid acetic - ether (chú ý acid acetic hoà tan trong ether) các aglycon được lắc nhanh với dung dịch xút cộng với ammoniac. Dung dịch kiềm có màu đỏ, được đem đo mật độ quang. Đường cong chuẩn được xây dựng với chất mẫu istizin (= 1,8-dihydroxyanthraquinon) hoặc acid chrysophanic được pha cũng trong dung dịch xút + ammoniac hoặc dựa vào dung dịch cobalt chlorid; dung dịch này có màu hồng như màu của phản ứng. Mật độ quang của 0,36mg istizin trong 100ml  dung dịch xút + ammoniac (5g NaOH trong 50ml nước thêm 2ml ammoniac đậm đặc và thêm đủ 100ml với nước cất) bằng mật độ quang của dung dịch cobalt chlorid 1%.
            Phương pháp này hạn chế tới mức thấp nhất sự oxy hoá các chất ở dạng khử anthron. Các chất này có màu vàng trong môi trường kiềm nên không cản trở sự định lượng. Nếu muốn định lượng anthranoid toàn phần cần oxy hoá các dẫn chất anthron bằng cách đặt các dung dịch đã phản ứng với kiềm lên nồi cách thủy trong 20 phút. Ở môi trường kiềm cộng với nhiệt độ và không khí, các dẫn chất anthron sẽ bị oxyhoá thành anthraquinon. Hiệu giữa 2 lần đo trước và sau khi oxy hoá cho phép ta tính được hàm lượng của các dẫn chất anthron.
            Nếu muốn định lượng các aglycon ở dạng tự do trong dược liệu thì không qua giai đoạn thủy phân mà chỉ cần chiết các aglycon tự do bằng ether rồi thêm dung dịch kiềm để làm phản ứng màu.
            Phương pháp Auterhoff đã được đưa vào Dược điển Việt Nam để định lượng những dẫn chất anthranoid trong dược liệu.
3 - Phương pháp thể tích của Tschirch và Schmitz:
            Nguyên tắc của phương pháp là dùng dung dịch KOH 0,1 N để tác dụng lên các dẫn chất anthraquinon rồi chuẩn độ kiềm thừa bằng HCl 0,1 N; sự chuyển màu từ đỏ sang vàng của phản ứng thay cho chỉ thị màu. Phương pháp này ít được dùng vì thiếu chính xác.
            Ngoài các phương pháp trên, có thể kết hợp sắc ký với đo quang để định lượng từng thành phần riêng. Ngoài ra có thể đánh giá bằng phương pháp sinh vật trên chuột thí nghiệm. Đối với Lô hội không dùng phương pháp này vì chuột kém nhạy cảm, liều xổ của sennosid là 1 mg/kg thể trọng chuột còn barbaloin là 300 mg/kg.
 www.duoclieu.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

QUANG PHỔ ANTHRANOID

V - QUANG PHỔ:
            Phổ tử ngoại của các dẫn chất oxymethylanthraquinon thường có nhiều đỉnh: 4 đỉnh trong vùng 200-300 nm và một đỉnh ở vùng khả kiến trong khoảng 430-440 nm. Sau đây là phổ U.V. của một số chất:
Emodin                         223 nm (log e 4,56)     254 (4,25)      267 (4,24)      290 (4,36)                                   440 (4,09).
Chrysophanol               225 nm (4,57)              258 (4,33)      279 (4,01)     288 (4,07)     
                                    432 (4,08).
Physcion                       226 nm (4,45)              255 (4,22)      267 (4,25)     288 (4,22)     
                                    440 (4,02).
Aloe emodin                 225 nm (4,59)              258 ( 4,36)     279 (4,03)      287 (4,03)     
                                    430 (4,03).
Rhein                            230 nm  ( 4,57)            260 (4,34)     432 (4,07).                                
            Phổ IR có những pic: 1630 cm-1 (C=O có dây nối hydro với -OH), 1670 (C=O tự do), 1570 (C=C thơm), 2890 (-CH=), 3400 (OH)
 www.duoclieu.org

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

SẮC KÝ ANTHRANOID

IV - SẮC KÝ:
Nếu muốn sắc ký để phát hiện toàn bộ các dẫn chất ở dạng tự do và dạng glycosid chỉ cần đun bột dược liệu khoảng 0,2 g với 2 ml MeOH, để nguội, lọc. Chấm dịch lọc trên bản sắc ký.
Để tách các glycosid, dùng silicagel G với các hệ dung môi sau:
            Ethylacetat - methanol - nước          (100:17:13).
            Ethylacetat - n-propanol - nước        (4:4:3).
            Chloroform - methanol              (4:1).
            Nếu chỉ muốn phát hiện các aglycon ở dạng oxy hoá, thì chiết như sau: 0,2g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, cho thêm 5 ml H2SO4 25% và 1 ml dung dịch H2O2. Đun sôi trong vài phút, để nguội, lắc với 4 ml chloroform, chấm dịch chloroform lên bản sắc ký tráng bằng siilicagel với NaOH 0,01 N, bản dày 0,25 mm, thực hiện trên 3 hệ dung môi tăng dần lượng acid như sau: (I) benzen - EtOH - AcOH (75:24:1); (II)  hệ dung môi như trên (75:20:5); (III) hệ dung môi như trên (7:2:1). Dưới đây là Rf x 100 của một số dẫn chất anthraquinon (theo J.W.Fairbairn):

Dẫn chất
Dung môi

I
II
III
Emodin
52
62
18
Chrysophanol
76
81
53
Physcion
75
80
42
Aloe emodin
36
45
52
Rhein
24
43
3
Emodic acid
18
26
0
Thuốc thử phát hiiện: a) dung dịch KOH trong cồn, quan sát ở ánh sáng thường và ánh sáng U.V. ở bước sóng dài. b) dung dịch Mg acetat trong cồn. c) Pyridin - methanol (1:1), thuốc thử này dùng để phân biệt các dẫn chất anthraquinon với các dẫn chất anthron, dianthron. Trên sắc đồ các dẫn chất anthraquinon cho màu vàng còn các dẫn chất anthron và dianthron cho màu tím.
 www.duoclieu.org

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), Bài giảng dược liệu, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật