BẠCH PHÀN (phèn chua, phèn phi)
Tên khoa học: Alumen
Phèn chua (SO2)3Al2 - SO4K2 + 2H2O thấy ở thiên nhiên, hiện nay công nghiệp sản xuất bằng hóa hợp. Phèn chua có tinh thể không màu, trong, đóng từng cục, dễ tan trong nước, chảy ở 920C trong nước kết tinh; để nguội đông đặc lại thành vô định hình; trên 1000C thì mất 5 phân tử nước, ở 1200C mất thêm 4 phân tử nước, đến 2000C thì hết nước, sùi lên như nấm trên miệng dụng cụ, trên 2500C mất acid sunfuric và cho kali alumilat.
Tính vị - quy kinh: Vị chua, tính hàn. Vào kinh tỳ.
Tác dụng: Sát trùng, giải độc, táo thấp, thu liễm.
Công dụng - liều dùng:
a. Theo Tây y: phèn chua thu liễm tại chỗ nhưng nếu để lâu thì gây viêm. Phèn phi cũng thu liễm.
b. Theo Đông y:
- Phèn chua giải độc, tiêu đờm, trị sốt rét và kiết lỵ; ngày dùng 1 - 4g.
- Phèn phi trị sang lở, sát trùng, thu liễm; ngày dùng 2 - 6g.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
- Cho vào nồi đất nung lửa cho đỏ rực cả trong ngoài, lấy ra đậy kín lại, cho vào trong tổ ong lộ thiên mà đốt (phèn 10 lạng, tổ ong 6 lạng), đốt cháy hết lấy ra để nguội tán bột, gói giấy lại, đào đất sáu 5 tấc, chôn 1 đêm, lấy ra dùng (Lôi Công).
- Nay chỉ nấu cho khô hết nước gọi là khô phàn, không nấu gọi là sinh phàn. Nếu uống thì phải chê đúng cách (Lý Thời Trân)
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Dùng một cái chảo gang có thể chứa được gấp 5 lần thể tích phèn chua muốn phi để tránh phèn bồng ra. Cho phèn chua vào chảo, đốt nóng cho chảy, nhiệt độ có thể lên tới 800 - 9000C. Phèn bồng lên, đến khi không thấy bồng nữa thì rút lửa, để nguội. Lấy ra cạo bỏ cái đen vàng bám xung quanh, chỉ lấy thứ trắng, tán mịn. Phèn phi tan ít và chậm trong nước.
Theo Tây y: Nung trong chậu, đốt nhẹ, không được quá 2500C. Phèn chảy sùi ra miệng dụng cụ.
Phèn phi trắng, nhẹ, xốp, tan rất chậm trong nước (30% ở 150C).
Bảo quản: cần tránh ẩm, đựng trong lọ kín.
www.duoclieu.org
www.duoclieu.org
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét