CÓI DÙI THÔ-Lác hến, Đưng-Scirpus grossus-cây thuốc trị ỉa chảy và nôn mửa

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

CÓI DÙI THÔ


Tên khác: Lác hến, Đưng.
Tên khoa học: Scirpus grossus L.f., thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Tên đồng nghĩa: Schoenoplectus grossus (L.f.) Palla
Mô tả: Cây thảo cao đến 2m; thân có 3 cạnh nhọn, mặt lõm. Lá dài bằng 1/3 thân, thon nhọn. Cụm hoa có lá bắc rất dài; bông nhỏ xoan cao 6-7mm, màu nâu đen; vẩy có đầu tù; hoa có 6 tơ, 3 nhị. Quả bế đen đen, có 3 cạnh.
Bộ phận dùng:Thân rễ (Rhizoma Scirpi Grossi).
Phân bố sinh thái:Loài phân bố ở Ấn Độ, Nêpan, Việt Nam, Philippin. Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi trên đất có bùn từ Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng tới những nơi còn ảnh hưởng của thuỷ triều ở Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang.
Thành phần hoá học:Quả chứa amylase.
Công dụng: Ở Ấn Độ, củ được dùng trị ỉa chảy và nôn mửa.

1 nhận xét